Thứ Năm

Một năm giá bất động sản tăng phi mã, ngược chiều nền kinh tế và bất chấp đại dịch

Năm 2021, giá nhà tại nhiều tỉnh, thành phố liên tục leo thang, bất chấp tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.


2021 là năm đầy thách thức với nền kinh tế Việt Nam, do ảnh hưởng từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Đà tăng trưởng ở hầu hết các ngành nghề suy giảm, thậm chí tăng trưởng âm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, vận tải, công nghiệp, xây dựng,...

Tính chung cả năm, GDP Việt Nam vẫn tăng khoảng 2,58%, nhưng thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 và cũng là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây.

Tuy nhiên, ngược lại nền kinh tế, giá bất động sản tại khắp các tỉnh thành vẫn ghi nhận mức tăng đáng kể. Khảo sát của Savills Việt Nam cho thấy, năm 2021, giá trị BÐS tăng xấp xỉ từ 30 - 40% ở hầu hết các phân khúc. Đất nền nhiều nơi nhảy vọt 20 - 30%, riêng phân khúc chung cư tăng trung bình 5 - 7% theo từng quý.

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ tăng bình quân khoảng 8 - 10%. Tích lũy cả hai quý I và II, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 – 20% so với mức quý IV/2020. Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao.

Tại Hà Nội, từ quý II, bất chấp khoảng thời gian giãn cách vì Covid-19, thị trường này vẫn ghi nhận mức tăng giá nhà liền thổ lên tới 28,2% (113,7 triệu đồng/m2) và căn hộ sơ cấp là 9,3% (37,6 triệu đồng/m2) theo năm, theo thống kê của JLL. 

Đáng chú ý, mức tăng giá cao nhất được ghi nhận ở huyện Hoài Đức, lên đến 42,8% theo năm do sự gia nhập của một dự án mới có mức giá cao hơn mức trung bình toàn huyện. 

Khảo sát của Savills cho thấy đất nền nhiều nơi nhảy vọt 20 - 30%, riêng phân khúc chung cư tăng trung bình 5 - 7%. (Ảnh minh họa tư liệu: Hạ Vũ).

Tân Hoàng Minh khởi công khu du lịch hơn 1 tỷ USD tại Phú Quốc

   Vài tuần sau thương vụ đấu giá đất ở KĐT Thủ Thiêm, Tân Hoàng Minh tiếp tục khởi công quần thể du lịch hơn 24.000 tỷ đồng ở Phú Quốc.

Tân Hoàng Minh khởi công khu du lịch hơn 1 tỷ USD tại Phú Quốc - Ảnh 1.

(Ảnh: Tân Hoàng Minh).

Thông tin từ Tập đoàn Tân Hoàng Minh, ngày 29/12, UBND tỉnh Kiên Giang cùng doanh nghiệp đã tổ chức lễ khởi công Tổ hợp quẩn thể du lịch, giải trí tại Phú Quốc. Dự án được xây dựng trên quy mô 34 ha với mức đầu tư hơn 24.000 tỷ đồng, cách sân bay Phú Quốc 10 km, cách thị trấn Dương Đông 15 km.

Từ đầu năm đến nay, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil - thành viên của Tân Hoàng Minh đã liên tục huy động vốn cho dự án ở Phú Quốc. Cụ thể, trong ba ngày 6/7, 20/8 và 1/11, doanh nghiệp đã phát hành 1.750 tỷ đồng để đầu tư vào dự án.

Còn tiếp...

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.


Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất bên hông KCN Ngọc Hồi với diện tích khoảng 46.750,940 m2, dài khoảng 1.486 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Ngọc Hồi. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 2.

Khu đất nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi có điểm đầu bên hông KCN Ngọc Hồi.

Thứ Hai

Khánh Hòa siết chặt phân lô, bán nền

Nguồn: https://vietnambiz.vn/khanh-hoa-siet-chat-phan-lo-ban-nen-20211227075453066.htm

UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có,...

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô, bán nền không đúng quy định; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng chưa được thực hiện thường xuyên, các vi phạm xảy ra nhưng chưa được xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, một số địa phương có biểu hiện buông lỏng quản lý đất đai, trật tự xây dựng làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, môi trường đầu tư, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trong thời gian tới, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân.

Chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có, đáp ứng được điều kiện hạ tầng khu vực, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng, quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô, bán nền tràn lan trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép các công trình trên đất nông nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm mà không xử lý hoặc không đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm theo phân cấp quản lý và quy định pháp luật.

Thời gian vừa qua, một số khu vực trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xảy ra hiện tượng sốt ảo và tình trạng phân lô bán nền, lập dự án ma,...

Đơn cử, trên địa bàn huyện Cam Lâm có một số trường hợp người sử dụng đất tự ý phân lô, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, trên địa bàn có một số đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội để đưa thông tin đất đai để chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các dự án không có thật và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép như Cam Lam Central Park, Cam Lâm Future City, Cam Lâm Sky Lake, Ocean View, Khu dân cư Trần Đại Nghĩa, Khu dân cư Quang Trung,…

Hay tại huyện Ninh Hòa, sau khi có thông tin một số tập đoàn lớn đề xuất đầu tư dự án, giá đất đã tăng dựng đứng,...

Thứ Sáu

Cổ đông liên quan Chủ tịch HĐQT 'quay xe' sau thông tin Petroland bỏ kế hoạch hủy niêm yết

  Ngay sau thông tin Petroland không hủy niêm yết và hướng tới mục tiêu vốn hóa 10.000 tỷ đồng, một cổ đông từng giảm sở hữu trước đó bất ngờ đăng ký mua lại lượng lớn cổ phiếu PTL và sẽ trở thành cổ đông lớn tại Petroland nếu giao dịch hoàn tất.

CTCP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Phương Nam vừa đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu PTL của CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu Khí (Petroland, mã chứng khoán: PTL).

Thời gian giao dịch dự kiến là từ ngày 24/12/2021 đến ngày 21/1/2022. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Ngôi sao Phương Nam tại Petroland sẽ tăng từ 0,52% lên 20,52%. 

Giá cổ phiếu PTL của Petroland trong vòng một tháng gần đây tăng liên tục, hiện đang giao dịch trong khoảng 18.800 đồng/cp, ước tính theo mức giá này, Ngôi sao Phương Nam sẽ chi khoảng 376 tỷ đồng để nâng sở hữu tại Petroland.

Cổ đông 'quay xe' sau thông tin Petroland bỏ kế hoạch hủy niêm yết - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu PTL của Petroland trong một năm nay. (Ảnh: Tradingview).

Động thái này diễn ra sau khi Petroland thông báo bỏ kế hoạch hủy niêm yết, hướng đến mục tiêu nâng vốn hóa lên 10.000 tỷ đồng và dự định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, chiến lược, mô hình phát triển.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/co-dong-lien-quan-chu-tich-hdqt-quay-xe-sau-thong-tin-petroland-bo-ke-hoach-huy-niem-yet-20211222124053384.htm

Thứ Năm

Ecopark đề xuất lập quy hoạch khu đô thị sinh thái 2.600 ha ở Quảng Nam

  Tập đoàn Ecopark đề xuất lập quy hoạch và đầu tư Khu đô thị sinh thái Ecopark Quảng Nam quy mô 2.600 ha ở huyện Duy Xuyên.

Ecopark đề xuất lập quy hoạch khu đô thị sinh thái 2.600 ha ở Quảng Nam - Ảnh 1.

Một góc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. (Ảnh: duyxuyenrt.vn).

Vừa qua, CTCP Tập đoàn Ecopark có công văn gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Duy Xuyên và các sở ngành khác về việc đề xuất lập quy hoạch, đầu tư Khu đô thị sinh thái Ecopark Quảng Nam quy mô khoảng 2.600 ha ở huyện Duy Xuyên.

Theo Tập đoàn Ecopark, việc đầu tư hình thành dự án kết hợp với đô thị Hội An hiện tại sẽ khôi phục, tái hiện thương cảnh Hội An trong quá khứ, phát triển du lịch, bảo tồn di sản, đem lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ecopark-de-xuat-lap-quy-hoach-khu-do-thi-sinh-thai-2600-ha-o-quang-nam-20211222141114045.htm

Thứ Tư

Đầu tư hơn 1.360 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương lên 8 làn xe

 Bình Dương quy hoạch khu vực dọc theo hai bên quốc lộ 13, đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết, TP Thuận An thành trung tâm thương mại - dịch vụ tài chính, ngân hàng, khách sạn, chung cư cao cấp.


HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13.

Địa điểm thực hiện dự án tại TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Thời gian triển khai dự án trong giai đoạn 2021 – 2023.

Đầu tư hơn 1.360 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương lên 8 làn xe - Ảnh 1.

Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Vietnamnet).

Cụ thể, dự án sẽ cải tạo, mở rộng quốc lộ 13 từ cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28), mở rộng về bên phải hai làn xe (sau khi mở rộng là 8 làn xe).

Đồng thời quốc lộ được đầu tư vỉa hè, cây xanh thoát nước đồng bộ; đầu tư cầu vượt qua các giao lộ ngã tư Bình Hòa và Hữu Nghị, quy mô 4 làn xe, các nút giao khác nghiên cứu mở rộng để tăng khả năng thông hành.

Thứ Ba

Quảng Ninh sẽ khánh thành hai dự án gần 4.500 tỷ đồng vào 1/1/2022

  Dự án Cầu Cửa Lục 1, tổng mức đầu tư 2.109 tỷ đồng và đường bao biển TP Hạ Long – Cẩm Phả 2.290 tỷ đồng đã được ấn định ngày khánh thành.

Quảng Ninh sẽ khánh thành hai dự án gần 4.500 tỷ đồng vào 1/1/2022 - Ảnh 1.

Đường bao biển TP Hạ Long - Cẩm Phả. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Ngày 15/12 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố kế hoạch tổ chức lễ khánh thành ba dự án trọng điểm, gồm Cầu Cửa Lục 1; đường bao biển TP Hạ Long - Cẩm Phả và trường THPT Hòn Gai.

Theo đó, cả ba dự án này sẽ được khánh thành tại vị trí thực hiện, thời gian khánh thành vào ngày 1/1/2022.

Dự án Cầu Cửa Lục 1 có tổng mức đầu tư 2.109 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, bao gồn cầu chính, đường dẫn và cầu dẫn, chiều dài toàn tuyến 4,2 km.

Điểm đầu cầu giao với tuyến đường nối khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tại phường Giếng Đáy; điểm cuối đấu nối với QL279, xã Lê Lợi, TP Hạ Long. Trong đó, cầu chính được thiết kế 6 làn xe cơ giới, rộng 33,1m.

Sau khi hoàn thành, cầu Cửa Lục 1 sẽ góp phần giảm tải cho cầu Bãi Cháy, kết nối giao thông các phường, xã trung tâm của huyện Hoành Bồ trước đây với trung tâm TP Hạ Long.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/quang-ninh-se-khanh-thanh-hai-du-an-gan-4500-ty-dong-vao-1-1-2022-20211221044216898.htm

Cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) tạm dừng thông quan, Tổng cục Hải quan họp khẩn

Sau thông tin từ một doanh nghiệp Việt Nam rằng phía Đông Hưng (Trung Quốc) tạm dừng thông quan do phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới, Tổng cục Hải quan đã tổ chức họp khẩn vào chiều nay (21/12).

Theo Tổng Cục Hải quan, một doanh nghiệp vận tải của Việt Nam cho biết phía cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) vừa thông tin rằng ở đây đã phát hiện một ca nhiễm COVID-19. Do đó, các quan chức địa phương đã tạm dừng thông quan hàng hóa.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/co-tin-cua-khau-dong-hung-trung-quoc-tam-dung-thong-quan-tong-cuc-hai-quan-hop-khan-20211221161011683.htm

Có tin cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) tạm dừng thông quan, Tổng cục Hải quan họp khẩn - Ảnh 1.
Trước tình hình này, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã gửi thông báo hỏa tốc cho các cơ quan báo chí về cuộc họp khẩn vào lúc 15h chiều nay (21/12). Nội dung của cuộc họp xoay quanh việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thông quan hàng hóa tại cửa khẩu phía bắc.

Ông Hồ cho biết, do dịch COVID-19 nên hai bên khó gặp gỡ trao đổi và tiến tới ký kết Nghị định thư để xuất khẩu nhiều loại hoa quả chính ngạch hơn. Ông đề nghị Bộ NNPTNT Việt Nam nghiên cứu làm việc trực tuyến với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thúc đẩy nội dung này.

Vị lãnh đạo Trung Quốc cũng chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc đảm bảo hàng hóa phải được thông quan thông suốt nhưng việc phòng chống dịch vẫn là trên hết. Do đó, để thông quan hàng hóa nhanh, hai bên phải tăng cường phòng chống dịch ở cửa khẩu biên giới.

"Với thông tin Trung Quốc sẽ tạm dừng thông quan 14 ngày hay 60 ngày, tôi chưa xác định được nguồn gốc thông tin từ đâu. Chúng tôi cũng chưa nhận được thông báo này và sẽ kiểm tra thông tin này," ông Hồ Tỏa Cẩm nhấn mạnh với báo chí.

Trước đó, chiều ngày 20/12, tại cuộc làm việc cùng báo chí về tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn trước đó, ông Hồ Cẩm Tỏa - Tham tán Kinh tế thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, cho biết hằng năm đều có phát sinh tình trạng ù ứ nông sản sản xuất sang Trung Quốc, nhưng năm nay nghiêm trọng nhất bởi do dịch COVID-19.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.


Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất mở rộng đường Cầu Bươu từ BV K đến đoạn ngõ 2 Cầu Bươu với diện tích khoảng 43.121,458 m2, dài khoảng 900 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tân Triều. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9) - Ảnh 2.

Khu đất nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9) - Ảnh 3.

Khu đất có điểm đầu ở nút giao đường Nguyễn Xiển - Xa La với Cầu Bươu.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9) - Ảnh 4.

Khu đất này chủ yếu mở rộng về bên trái, hướng đi QL1A.

Thứ Hai

Tasco góp vốn lập công ty để làm khu dân cư hơn 2.400 tỷ tại Thanh Hóa

 Tasco sẽ góp 138 tỷ đồng, tương đương 29,5% vốn điều lệ để thành lập công ty thực hiện đầu tư khu dân cư, thương mại dịch vụ tại TP Thanh Hóa.

HĐQT của CTCP Tasco (mã chứng khoán: HUT) vừa thông qua nghị quyết góp vốn thành lập công ty thành viên để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu dân cư và thương mại dịch vụ tại xã Quảng Phú, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, công ty mới này sẽ có vốn điều lệ 468 tỷ đồng, trong đó phần vốn góp của Tasco là hơn 138 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 29,49%. Tên công ty dự án hiện chưa được tiết lộ và sẽ theo giấy chứng nhận doanh nghiệp tại thời điểm thành lập.

Trước đó vào ngày 22/11, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt liên danh Tasco và Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy làm chủ đầu tư dự án nói trên. Thời hạn và tiến độ thực hiện không quá 54 tháng.

Tasco góp vốn lập công ty để làm khu dân cư hơn 2.400 tỷ tại Thanh Hóa - Ảnh 1.

Một dự án của Tasco. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Dự án có quy mô 39,69 ha; với tính chất khu dân cư kết hợp trường học, thương mại - dịch vụ tổng hợp, bãi đỗ xe. Tổng chi phí thực hiện vào khoảng 2.404,7 tỷ đồng, trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 151,7 tỷ đồng và chi phí thực hiện dự án là 2.256 tỷ đồng.

Như vậy, sau khi thành lập, công ty dự án này sẽ chính thức gia nhập vào nhóm Tasco. Tính đến cuối quý III/2021, Tasco có 12 công ty con sở hữu trực tiếp và 5 công ty liên doanh, liên kết với khoản đầu tư vào các doanh nghiệp này là gần 1.919 tỷ đồng.

Đất Xanh hoàn tất M&A hai dự án ở Bình Dương, doanh thu dự kiến tỷ USD

 Sau hai dự án tại Bình Dương, Đất Xanh cho biết đang đàm phán một số dự án quy mô lớn để có thể hoàn tất M&A trong tháng 12/2021.

Đất Xanh thâu tóm 2 dự án mới tại Bình Dương, dự kiến đem về doanh thu hơn 1 tỷ đô la - Ảnh 1.

Dự án Opal Boulevard. (Ảnh: Đất Xanh).

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) vừa công bố hoàn tất thâu tóm hai dự án ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trước khi thực hiện thương vụ này, Đất Xanh đang sở hữu quỹ đất khoảng 2.300 ha.

Dự án đầu tiên có quy mô 10 ha với hơn 650.000 m2 diện tích sàn xây dựng, dự kiến cung ứng ra thị trường hơn 7.400 sản phẩm. Dự án còn lại có quy mô 5 ha với hơn 680.000 m2 diện tích sàn xây dựng, dự kiến cung ứng ra thị trường hơn 6.800 đơn vị sản phẩm.

Đất Xanh cho biết sẽ triển khai hai dự án này trong vài năm tới với doanh thu dự kiến hơn 1 tỷ USD. Đồng thời, công ty cũng đang đàm phán một số dự án quy mô lớn để có thể hoàn tất thâu tóm trong tháng 12/2021.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/dat-xanh-hoan-tat-ma-hai-du-an-o-binh-duong-du-kien-thu-ve-ty-usd-20211220150620833.htm

Thứ Sáu

Lâm Đồng đề xuất kêu gọi đầu tư vào 17 khu đô thị, khu du lịch quy mô gần 25.000 ha

 Hai dự án có tổng diện tích lớn nhất là đầu tư hạ tầng đô thị Nam Ban và vùng phụ cận tại huyện Lâm Hà 15.000 ha và Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng tại huyện Lạc Dương và TP Đà Lạt 3.980 ha.


Mới đây, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã ban hành kết quả rà soát, bổ sung danh mục thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Qua đánh giá khả năng thực hiện của 31 vị trí đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương và đối chiếu với danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2020; cùng dự thảo danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2025, Sở Xây dựng đề xuất bổ sung 17 dự án khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư với tổng quy mô 24.650,97 ha.

Lâm Đồng đề xuất kêu gọi đầu tư vào 17 khu đô thị, khu du lịch quy mô gần 25.000 ha - Ảnh 1.

Lâm Đồng đề xuất kêu gọi đầu tư vào 17 khu đô thị, khu du lịch quy mô gần 25.000 ha. (Ảnh: lamdonggov).

Cụ thể gồm 7 dự án tại TP Đà Lạt: Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng tại huyện Lạc Dương và TP Đà Lạt (3.980 ha); Khu dịch vụ, du lịch cảnh quan hồ Mê Linh tại phường 9 (7,7 ha); Khu đô thị phía Đông TP Đà Lạt tại phường 8, 9, 11 (530 ha); Khu đô thị kết hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái dã ngoại tại phường 7, 8 (625 ha); Khu đô thị phức hợp – công viên chuyên đề phía Đông Đà Lạt tại phường 3, 10, 11 và xã Xuân Thọ (2.048 ha); Khu đô thị sinh thái đồi Robin tại phường 3 (72 ha); Khu dân cư mới Cam Ly tại phường 5 (49,67 ha).

Thứ Năm

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 5)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

>>Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chu-de/duong-se-mo-o-ha-noi-1274.htm

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 5) - Ảnh 1.

Xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

13. Khu đất bên hông Viện Pháp y quân đội

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất bên hông Viện Pháp y quân đội với diện tích khoảng 19.744,516 m2, dài khoảng 524 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 5) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Liên Ninh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 5) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 5) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi có điểm đầu gần QL1A.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/nhung-khu-dat-sap-thu-hoi-de-mo-duong-o-xa-lien-ninh-thanh-tri-ha-noi-phan-5-20211215153945151.htm

Thái Nguyên mời thầu khu đô thị TP Sông Công 1.134 tỷ đồng

  Khu đô thị và dịch vụ tiện ích Sông Công 2 có diện tích khoảng 33,3 ha tại xã Tân Quang, phường Lương Sơn và phường Bách Quang, TP Sông Công.

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên vừa ra thông báo mời đầu tư dự án Khu đô thị và dịch vụ tiện ích Sông Công 2 (Khu A).

Diện tích dự án khoảng 33,3 ha tại xã Tân Quang, phường Lương Sơn và phường Bách Quang, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Quy mô dân số khoảng 4.000 – 5.000 người. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 1.134 tỷ đồng. 

Dự án dự kiến tạo ra 13,5 ha đất ở trong đó đất ở liền kề là 65.065 m2 (tương ứng 581 lô) trong đó dự kiến xây thô 330 căn. Đất ở biệt thự là 35.375,3 m2 (tương ứng 191 lô) trong đó dự kiến xây thô 17 căn nhà ở biệt thự. Đất bố trí tái định cư 6.558,2 m2 (tương ứng 65 lô) và 28.188,4 m2 đất để phát triển nhà ở xã hội.

Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất. Tiến độ thực hiện dự án trong 5 năm kể từ ngày quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện trạng khu đất chưa giải phóng mặt bằng.

Trước đó, ngày 12/11, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị và dịch vụ tiện ích Sông Công 2 ( Khu A)

Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng kí thực hiện dự án đến 9h ngày 19/1/2022. 

Với lợi thế quỹ đất lớn, hệ thống giao thông ngày càng đồng bộ và được quy hoạch lên đô thị loại II, trong 5 năm gần đây, TP Sông Công đã thu hút 37 dự án khu dân cư, khu đô thị triển khai thực hiện trên địa bàn.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thai-nguyen-moi-thau-khu-do-thi-tp-song-cong-1134-ty-dong-20211216115457803.htm

Thứ Tư

Bình Định lập quy hoạch khu tái định cư hơn 43 ha

 Khu tái định cư Vĩnh Lợi với diện tích khoảng 43,32 ha thuộc Phân khu 1, Khu đô thị Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.

UBND tỉnh Bình Định mới đây ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tái định cư Vĩnh Lợi, huyện Phù Mỹ (tỷ lệ 1/500).

Theo đó, diện tích lập quy hoạch khu tái định cư này khoảng 43,32 ha thuộc Phân khu 1, Khu đô thị Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ. Ranh giới phía đông giáp đất quy hoạch công viên cây xanh; phía tây giáp đầm Đề Gi; phía nam giáp khu dân cư hiện hữu; phía bắc giáp đường quy hoạch lộ giới 25 m.

Theo UBND tỉnh Bình Định, việc lập quy hoạch chi tiết Khu tái định cư Vĩnh Lợi nhằm cụ thể hóa quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quỹ đất dọc đường ven biển đoạn Đề Gi – Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ; quy hoạch bố trí quỹ đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi di dời tàu thuyền từ TP Quy Nhơn về đầm Đề Gi; kết hợp cải tạo, chỉnh trang và phát triển khu dân cư mới,...

Thời gian hoàn thành đồ án quy hoạch không quá ba tháng, kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Chi phí lập quy hoạch hơn 1.033 triệu đồng từ vốn ngân sách tỉnh.

Bình Định lập quy hoạch khu tái định cư hơn 43 ha - Ảnh 1.

Một góc huyện Phù Mỹ. (Ảnh: phumy.binhdinh.gov.vn).

Thứ Ba

Được giao diện tích gấp 9 lần lô đất đấu giá giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm, CII thực tế đã và có thể thu thêm nhiêu tiền?

 Sau thông tin đấu giá đất kỷ lục 2,45 tỷ/m2 ở Thủ Thiêm đã tạo ra sức hút với bộ đôi cổ phiếu CII, NBB nhờ tâm lý kỳ vọng giá đất Thủ Thiêm sẽ tăng cao giúp CII và NBB hưởng lợi. Vậy CII và NBB sở hữu bao nhiêu dự án ở khu đô thị này?


Kết thúc phiên 14/12, bộ đôi cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM và NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy tiếp tục tăng kịch trần phiên thứ hai.

Bộ đôi công ty mẹ - con này tăng mạnh sau thông tin kỷ lục đấu giá đất với giá 2,45 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm, gấp 8,3 lần giá khởi điểm vào cuối tuần qua, đi cùng với kỳ vọng của nhà đầu tư về việc CII sẽ hưởng lợi nhờ mặt bằng giá bất động sản tại Thủ Thiêm sẽ tăng theo.




Diễn biến giá cổ phiếu CII và NBB một tháng qua. (Nguồn: TradingView).

Nếu năm 2019, mảng bất động sản đóng góp gần 24% vào tổng doanh thu của CII, tới năm 2020 đã chiếm 71,5% và 9 tháng đầu năm 2021 chiếm một nửa do hụt thu các mảng thu phí giao thông và xây dựng vì dịch bệnh.

Ở mảng bất động sản, tính tới hết quý III, CII có tổng cộng 4 công ty con trực tiếp gồm NBB, Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm, Công ty TNHH Đầu tư Cao ốc Điện Biên Phủ, Công ty TNHH Đô thị xanh Sài Gòn Long Khánh, một công ty con gián tiếp thông qua NBB là Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Hùng Thanh đều ở TP HCM và một công ty liên kết ở Quảng Nam là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Tam Phú.
Các dự án ở Thủ Thiêm có thể đem về cho CII bao nhiêu tiền?

Cuối năm 2015, CII đã góp 100% vốn, lập ra Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm với nhiệm vụ chính là xây dựng thi công hạ tầng, kinh doanh bất động sản ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/duoc-giao-dien-tich-gap-9-lan-lo-dat-dau-gia-gia-hon-24-ty-dong-m2-tai-thu-thiem-cii-thuc-te-da-va-co-the-thu-them-nhieu-tien-20211213201500197.htm

Công ty Khu Bắc Thủ Thiêm đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc Nam trong khu (gọi tắt là dự án BT Thủ Thiêm).

Tổng vốn đầu tư của dự án BT Thủ Thiêm là 2.642 tỷ đồng. Để hoàn vốn cho dự án, CII đã được thành phố giao cho 90.078 m2 đất sử dụng ổn định lâu dài (xây dựng nhà ở) và gần 6.054 m2 đất sử dụng 50 năm (xây dựng văn phòng) thuộc khu dân cư 3 và 4.

Những khu đất này có vị trí dọc bờ sông, công viên và cả trục đường Bắc Nam, tiếp giáp cầu Thủ Thiêm 1.

Động thái mới đây nhất là tháng 9, NBB đã huy động 490 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 36 tháng từ một tổ chức tín dụng trong nước. Công ty dự kiến sử dụng 490 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Khu Bắc Thủ Thiêm.

Bên cạnh đó, hiện CII cũng đang là chủ đầu tư của một loạt các dự án căn hộ, nhà phố và shophouse tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiêu biểu là loạt dự án Thủ Thiêm Lakeview. Dự án toạ lạc tại 5 lô đất ở khu 3 và 4.

Thành viên Ecopark muốn làm khu dân cư 49 ha tại Đà Lạt

  Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và đầu tư về việc tham gia ý kiến đối với đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư mới Cam Ly, phường 5, TP Đà Lạt.

Theo đó, Sở cho rằng việc CTCP đầu tư và phát triển đô thị TDH Ecoland tổ chức khảo sát, triển khai lập quy hoạch chi tiết và đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư mới Cam Ly là phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh.

Dự án có quy mô diện tích dự kiến 49,7 ha; quy mô dân số khoảng 5.000 người.

Khu dân cư mới Cam Ly có khoảng 463 căn nhà bao gồm 309 căn nhà ở liền kề, biệt thự và khoảng 154 căn hộ chung cư. 

Diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội chiếm 22,86% diện tích đất ở. Diện tích xây dựng các công trình khoảng 13 ha. Chiều cao các công trình xây dựng từ 11 – 18 m.

Thành viên Ecopark muốn làm khu dân cư 49 ha tại Đà Lạt  - Ảnh 1.

Thành viên Ecopark muốn làm khu dân cư 49 ha tại Đà Lạt. (Ảnh minh họa: Dalat Wonder Resort).

Hiện nay đồ án quy hoạch chi tiết Khu dân cư Cam Ly đang được UBND TP Đà Lạt triển khai công tác lập đồ án. Do đó, Sở Xây dựng cho rằng cần nghiên cứu việc đề xuất dự án, danh mục đầu tư và phương án đầu tư đảm bảo tính khả thi sau khi đồ án quy hoạch được duyệt để đảm bảo quy định và thống nhất số liệu.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/thanh-vien-ecopark-muon-lam-khu-dan-cu-49-ha-tai-da-lat-20211214162635891.htm

Nỗi lo bong bóng bất động sản hiện hữu từ vụ đấu giá kỷ lục ở Thủ Thiêm

Mức giá 2,45 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các phân khúc nhà ở trên thị trường theo quy tắc bình thông nhau. Tức giá đất tăng và lan từ khu vực này sang khu vực khác, từ phân khúc cao sang phân khúc thấp, theo chủ tịch HoREA.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/noi-lo-bong-bong-bat-dong-san-nhin-tu-vu-dau-gia-ky-luc-o-thu-thiem-20211214141917245.htm

Bốn lô đất có diện tích tổng cộng hơn 30.000 m2 tại khu dân cư phía bắc, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được đấu giá thành công trong ngày 10/12, thu được số tiền cao gấp 7 lần giá khởi điểm. Trong đó, lô đất ký hiệu 3-12 có giá trúng cao nhất với 2,45 tỷ đồng/m2 (tương đương khoảng 1 triệu USD) – mức giá chưa từng có tiền lệ.

Với số tiền này có thể mua được 16 m2 tại Monaco, 22 m2 tại Hong Kong, 25 m2 tại NewYork, 28 m2 tại London,...



Lô đất nói trên có tổng diện tích sàn xây dựng 90.000 m2 (5% diện tích sàn dành cho thương mại dịch vụ) và hệ số sử dụng đất 8,95 lần. Số căn hộ dự kiến khoảng 570.

Như vậy, 85.500 m2 sàn để thu hồi vốn đất cho Tân Hoàng Minh thì cần bán với giá hơn 288 triệu đồng/m2. Để nói về hiệu quả của lô đất, theo giới phân tích, doanh nghiệp phải bán sản phẩm hoàn thiện ở mức tối thiểu 500 triệu đồng/m2. Thực tế từ trước đến nay, chưa có căn hộ nào ở Thủ Thiêm được bán với mức giá này.

Ngay lập tức, dư luận cũng đặt giả thuyết "liệu mặt bằng giá bất động sản khu vực lân cận nói riêng và TP HCM nói chung có bị đẩy cao hơn trong thời gian tới"?

Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ có giá đất tại trung tâm quận 1 TP HCM mới có thể vượt 1 tỷ đồng/m2. Trong khi đó, Thủ Thiêm mới chỉ là khu vực có tiềm năng phát triển trong tương lai, không thể nào đắt gấp đôi nơi đắt nhất của thành phố hiện nay. Điều này là bất thường.

"Ai là người sẵn sàng chi 2,5 tỷ đồng/m2 để đầu tư vào đất Thủ Thiêm và kinh doanh gì để có thể hoàn lại vốn, chứ chưa nói đến chuyện có lãi. Ngay cả việc xây chung cư hay biệt thự cũng không ổn, kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không tạo ra được lợi nhuận đủ để chở cái giá 2,5 tỷ đồng/m2", vị này phân tích.

Thấy gì từ con số 2,43 tỷ đồng/m2 đất đấu giá tại Thủ Thiêm?

  Nhiều ý kiến cho rằng kết quả đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa qua sẽ tác động đến nhiều mặt của thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Thiết lập mặt bằng giá mới trong khu vực?

Ngày 10/12, phiên đấu giá 4 lô đất mang ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9, 3-12 tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức đã gây xôn xao dư luận khi TP HCM dự kiến thu về 37.346 tỷ đồng cho ngân sách, cao gấp hơn 7 lần so với giá khởi điểm.

Đặc biệt, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã trúng đấu giá lô đất ký hiệu 3-12 với giá 24.500 tỷ đồng, cao gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm ban đầu là 2.942 tỷ đồng. 

Lô đất 3-12 có diện tích 10.060 m2, theo quy hoạch là đất ở tại đô thị, nhà chung cư hỗn hợp kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ, do Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Như vậy, mỗi m2 tại khu đất này có giá lên tới 2,43 tỷ đồng, bỏ xa giá đất tại các khu vực đắt đỏ nhất tại TP HCM, Hà Nội và thậm chí là các thành phố lớn trên thế giới.

Theo ước tính của Worldatlas, với một triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng), người mua có thể sở hữu 16 m2 đất ở Monaco, 22 m2 ở Hồng Kông, 25 m2 ở New York, 28 m2 ở London, 41 m2 ở Geneva, 46 m2 ở Paris, 48 m2 ở Sydney, 54 m2 ở Thượng Hải và 66 m2 ở Bắc Kinh.

Trong khi đó, với mức giá 2,43 tỷ đồng/m2 thì một triệu USD chỉ có thể mua được khoảng 9,6 m2 tại lô đất mà Tân Hoàng Minh trúng đấu giá tại Thủ Thiêm.

Sau khi phiên đấu giá này, nhiều dự đoán cho rằng, rất có thể mặt bằng bất động sản tại khu vực này sẽ được đẩy lên một tầm giá mới.

Dự kiến sắp tới TP HCM sẽ tiếp tục bán đấu giá những lô đất khác. Trả lời báo chí, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết, đợt bán đấu giá tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2022, giá khởi điểm sẽ cao hơn giá khởi điểm của các lô đất đã đấu giá thành công.

Hiện trong khu đô thị mới Thủ Thiêm còn 51 lô đất, diện tích hơn 793.000 m2. Tất cả diện tích này là đất thương phẩm, là nguồn thu để thực hiện cân đối tài chính trong dự án đầu tư khu đô thị này từ đầu đến nay. Trung tâm Phát triển quỹ đất TP HCM cũng đang hoàn thiện thủ tục đấu giá cho 6 lô đất ở khu chức năng số 1 và khu 3.790 căn chung cư tại phường An Khánh (TP Thủ Đức) để tiếp tục đưa ra đấu giá trong thời gian tới.

2,43 tỷ đồng/m2 đất đấu giá tại Thủ Thiêm: Không chỉ toàn là lợi ích - Ảnh 1.

Thông tin 4 lô đất vừa được đấu giá thành công và các lô đất dự kiến đưa ra đấu giá vào đầu năm 2022. (Nguồn: Rever).

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thay-gi-tu-con-so-243-ty-dong-m2-dat-dau-gia-tai-thu-thiem-20211213182509799.htm

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...