Thứ Tư

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

 Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán: HPG) vừa thông tin về việc tăng vốn góp tại CTCP Phát triển Bất động sản Hoà Phát thêm 3.300 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng, chậm nhất vào ngày 28/2.

BĐS Hoà Phát được thành lập năm 2020, với vốn điều lệ ban đầu là 2.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp là 2.700 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Hoà Phát là 2.698 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ sở hữu của HPG là 99,926%). 

Sau đợt góp vốn tới đây, tỷ lệ sở hữu của tập đoàn tại đơn vị này dự kiến tăng lên 99,967%.

Tổng giám đốc BĐS Hoà Phát là ông Nguyễn Việt Thắng được giao quản lý phần vốn tăng thêm của Tập đoàn Hoà Phát tại công ty.

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản - Ảnh 1.

Cụ thể vốn góp và tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Hoà Phát tại BĐS Hoà Phát sau tăng vốn. (Nguồn: Hoà Phát).

Cuối năm 2020, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) cơ cấu lại mô hình tổ chức với 4 nhóm ngành, bao gồm gang thép, sản phẩm thép, nông nghiệp và bất động sản. Riêng mảng bất động sản được tập đoàn chú trọng, theo lời chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long: "Không ai có thể làm thép mãi được. Hòa Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn đa ngành và một trong những hướng đó là bất động sản."

Trước đó, vào năm 2001, Hoà Phát cũng thành lập CTCP xây dựng và phát triển Đô thị Hoà Phát, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản… Công ty hiện đang là chủ đầu tư của một số dự án lớn như KCN Phố Nối A, KCN Yên Mỹ, Khu thương mại Mandarin Garden, Toà nhà Hoà Phát Giải Phóng 1, 2, 3, 4…

Thứ Ba

Tập đoàn R&H liên quan đến chủ đầu tư VinaHud phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

 Tập đoàn R&H - doanh nghiệp có liên quan đến Chủ tịch của VinaHud (VHD) vừa hoàn tất đợt gọi vốn đầu tiên trong năm 2022.

Tập đoàn R&H phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu - Ảnh 1.

Dự án tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long mà Tập đoàn R&H đang tham gia. (Ảnh: THT Group).

Ngày 14/2, CTCP Tập đoàn R&H đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng với kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào 6/12/2024. 

Trước đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này đã có 5 đợt phát hành trái phiếu với tổng trị giá 3.150 tỷ đồng để bổ sung vốn hoạt động, thực hiện các thương vụ M&A và đầu tư vào các dự án bất động sản tiềm năng, hợp tác với các đối tác.

Một số lô trái phiếu do Tập đoàn R&H phát hành năm 2021 được đảm bảo bằng dự án Grand Mercure Hội An và khu khách sạn, dịch vụ du lịch tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 

Trong đó, Grand Mercure Hội An có quy mô 7,2 ha với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng và doanh thu dự kiến hơn 4.500 tỷ (chưa bao gồm kinh doanh khách sạn), được phát triển bởi R&H Group, chủ đầu tư là Công ty Xuân Phú Hải. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 11/2016 với tên gọi ban đầu là Khu du lịch Xuân Phú Hải.

Còn tiếp...

Mời bạn tham khảo: https://vietnammoi.vn/tap-doan-rh-lien-quan-den-chu-dau-tu-vinahud-phat-hanh-3000-ty-dong-trai-phieu-20220222164240217.htm

18 dự án chung cư, biệt thự hơn 14.000 tỷ đồng đang triển khai tại Thừa Thiên Huế

 18 dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có tổng mức đầu tư 14.024 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại TP Huế.

Mới đây, Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế tổng hợp và công khai các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến tháng 1/2022.

Danh sách gồm 18 dự án, trong đó có hai dự án nhà ở xã hội và 16 dự án nhà ở thương mại.

Hai dự án nhà ở xã hội gồm: Nhà ở xã hội tại Khu đất ký hiệu XH1 thuộc Khu C-Khu đô thị mới Mỹ Thượng quy mô 3,18 ha; cung cấp 1.200 căn chung cư, biệt thự.

Dự án do Liên danh CTCP Đầu tư NNP - CTCP CDC Hà Nội - CTCP Đầu tư phát triển nhà Đống Đa làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 842 tỷ đồng.

Nhà ở xã hội tại Khu đất ký hiệu XH6 thuộc Khu E-Khu Đô thị mới An Vân Dương với diện tích 7,9 ha; cung cấp 2.280 căn hộ. Dự án do Liên danh nhà đầu tư Đại Hải - Thuận An - Việt Anh - NNP làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1.321 tỷ đồng.

Cả hai dự án thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

18 dự án  - Ảnh 1.

18 dự án chung cư, biệt thự đang triển khai tại Thừa Thiên Huế. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

16 dự án nhà ở thương mại gồm: 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/18-du-an-chung-cu-biet-thu-hon-14000-ty-dong-dang-trien-khai-tai-thua-thien-hue-20220131003641113.htm

Thứ Sáu

20 cổ phiếu BĐS niêm yết tăng mạnh nhất 2021: Nhiều doanh nghiệp lãi kỷ lục

 


Trong số 20 cổ phiếu bất động sản niêm yết tăng mạnh nhất năm 2021, có hai doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên nghìn tỷ và nhiều doanh nghiệp lãi kỳ lục.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) có nhiều lực cản trong năm 2021, song, nhóm cổ phiếu BĐS đã có một năm thăng hoa cùng với đà tăng chung của thị trường chứng khoán. Trong nhiều phiên giao dịch, nhóm BĐS đã đóng góp lớn vào đà tăng của VN-Index.

Chia sẻ tại sự kiện "Bàn tròn chuyên gia" hồi đầu năm, ông Cao Minh Hoàng, Giám đốc đầu tư Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán I.P.A, cho biết: "Nhiều doanh nghiệp BĐS trên sàn sở hữu quỹ đất lớn, được hình thành từ lâu với giá vốn tương đối thấp. 

Nguồn: https://vietnambiz.vn/20-co-phieu-bds-niem-yet-tang-manh-nhat-2021-nhieu-doanh-nghiep-lai-ky-luc-20220218115958323.htm

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương toàn cầu bơm tiền mạnh mẽ thì giá tài sản đã tăng rất mạnh. Trên cở sở đó, giá của cổ phiếu BĐS phản ánh một phần giá trị nội tại thay đổi đó, dẫn đến đà tăng vượt trội trong năm 2021".

Theo thống kê của người viết từ 59 doanh nghiệp BĐS niêm yết, hầu hết các cổ phiếu đều tăng tăng giá trong năm 2021 (ngoại trừ VRE và TN1), trong đó có 30 mã tăng bằng lần.

Cổ phiếu PVL của CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt tăng mạnh nhất nhóm trong năm qua với hơn 742%. Năm 2021, doanh nghiệp đạt mức lãi kỷ lục trong ba năm gần nhất với hơn 17 tỷ đồng. Trong đó có hơn 20 tỷ đồng lợi nhuận được ghi nhận ở quý III do doanh thu hoạt động môi giới tăng và phát sinh lãi đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,... Riêng trong quý IV/2021, Nhà Đất Việt lỗ ròng gần 1,6 tỷ đồng. 

Hiện nay, cổ phiếu PVL thuộc diện bị kiểm soát kể từ năm 2017 (chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần) do "lợi nhuận sau thuế trên BCTC năm 2015 và 2016 (có tính đến ảnh hưởng ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán) là số âm", theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Trong số 20 mã tăng mạnh nhất, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) và CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) là hai doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên nghìn tỷ. Trong đó, doanh thu của Novaland tăng mạnh, được ghi nhận từ việc bàn giao các dự án như NovaHills Mui Ne, Saigon Royal, Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Victoria Village;...

Đất Xanh cùng hai doanh nghiệp khác gồm CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, Mã: CEO) và CTCP Đệ Tam (Mã: DTA) đã lội ngược dòng thành công trong năm qua khi kết quả kinh doanh đa có lãi trở lại.

Phát Đạt dự kiến khởi công KCN hơn 14.700 tỷ ở Đồng Tháp vào năm 2024

 KCN Cao Lãnh được PDI - công ty con của Phát Đạt nghiên cứu chia làm ba dự án thành phần với tổng quy mô 2.000 ha, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong năm 2024.


Ngày 16/2 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chấp thuận cho CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI) được tiếp cận, nghiên cứu đề xuất đầu tư ba dự án, gồm KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III.

Theo đó PDI sẽ tiến hành nghiên cứu KCN Cao Lãnh với tổng diện tích 2.000 ha, được chia làm ba dự án là KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III với tổng mức đầu tư 14.726 tỷ đồng với các phân kỳ: giai đoạn 1 từ 2021 – 2025 phát triển quy mô 1.000 ha và giai đoạn 2 từ 2026 – 2030 quy mô từ 1.000 ha.

Phát Đạt dự kiến khởi công KCN hơn 14.700 tỷ ở Đồng Tháp vào 2024 - Ảnh 1.

Dự án KCN tại Quảng Ngãi của PDI. (Ảnh: Phát Đạt).

Trước đó, ngày 27/10/2021, PDI đã có văn bản đề xuất các dự án nói trên gửi UBND tỉnh Đồng Tháp. Đến ngày 24/11/2021, doanh nghiệp đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề xuất đầu tư KCN Cảng Cao Lãnh và KCN Phát Đạt - Đồng Tháp II với tổng quy mô hơn 420 ha tại huyện Cao Lãnh.

Theo ông Trần Tấn Sỹ, Tổng Giám đốc của PDI, hiện công ty đang định hướng phát triển những cụm công nghiệp đô thị dịch vụ có quy mô 1.000 - 6.000 ha tại các địa phương đã có sẵn cơ sở hạ tầng phát triển như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp...

Sudico đặt mục tiêu lãi tăng hơn 70% năm 2022, đẩy tiến độ loạt dự án vướng pháp lý và quy hoạch

Sudico vừa thông tin về kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận dự kiến đạt 951 tỷ đồng và 150 tỷ đồng. Trong năm, doanh nghiệp sẽ tập trung hoàn thiện pháp lý và quy hoạch loạt dự án.

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Phát trển Đô thị và KCN Sông Đà (Sudico) vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng giá trị sản xuất kinh doanh 1.010 tỷ đồng. Doanh thu dự kiến đạt 951 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021 và lợi nhuận mục tiêu 150 tỷ đồng, tăng 72%.

Riêng với công ty mẹ, Sudico lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 797 tỷ đồng và 130 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến tỷ lệ cổ tức năm 2022 ở mức 8 - 10%. Vấn đề chi trả cổ tức của doanh nghiệp đã bị trì hoãn suốt từ năm 2016 đến nay dù tình hình kinh doanh có khởi sắc.

Phía Sudico tiếp tục thông tin trong trường hợp công ty thu xếp được nguồn tiền đảm bảo sản xuất kinh doanh thì sẽ xem xét sắp xếp thanh toán cổ tức bằng tiền mặt sớm hơn thời gian thay đổi nói trên.

Về hoạt động đầu tư, Sudico cho biết sẽ đẩy mạnh tìm kiếm 1-2 dự án mới thông qua M&A hoặc Hợp tác đầu tư. Số vốn dự kiến doanh nghiệp chi cho hoạt động đầu tư năm 2022 là 747 tỷ đồng. 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/sudico-dat-muc-tieu-lai-tang-hon-70-nam-2022-day-tien-do-loat-du-an-vuong-phap-ly-va-quy-hoach-20220217165226737.htm

Thứ Năm

Kinh Bắc xây nút giao 350 tỷ nối ĐT390 tỉnh Hải Dương với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

 Nút giao nối đường tỉnh 390, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có quy mô sử dụng đất khoảng 35 ha với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng.


Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng nút giao liên thông kết nối đường tỉnh 390, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đây là công trình giao thông nhóm B do Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP làm chủ đầu tư tại xã Vĩnh Lập và xã Thanh Cường, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Quy mô sử dụng đất khoảng 35 ha với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. 

Dự án kết nối đường tỉnh 390 thuộc địa phận xã Thanh Cường và xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Km70+660 (lý trình đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng). 

Dự án gồm một cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khoảng 224,2 m; một cống chui dân sinh; 3,37 km đường dẫn, đường tránh, đường gom và một nút giao bằng.

Thứ Tư

Rút khỏi ngành y tế, Tasco dồn lực vào kinh doanh bất động sản

 Y tế từng là một trong 4 lĩnh vực được Tasco đẩy mạnh đầu tư, song với động thái thoái vốn tại T'Hospital, công ty dự kiến tập trung vào ba lĩnh vực gồm hạ tầng giao thông, VETC và kinh doanh bất động sản. Việc tái cấu trúc này đã diễn ra từ tháng 11/2021 và đem về khoản lãi sau 6 quý thua lỗ liên tiếp của doanh nghiệp.

Rút khỏi ngành y tế, Tasco tập trung nguồn lực vào kinh doanh bất động sản - Ảnh 1.

Phối cảnh của tổ hợp bệnh viện T'Hospital tại Pháp Vân. (Ảnh: Tasco).

Ngày 15/2 vừa qua, Hội đồng quản trị CTCP Tasco (mã chứng khoán: HUT) đã thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại một công ty con là Công ty TNHH T’Hospital.

Công ty cho biết, Chủ tịch HĐQT Hồ Việt Hà và Ban điều hành sẽ tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhận chuyển nhượng phần vốn góp, đàm phán quyết định giá, cấu trúc, thời điểm thực hiện và các điều kiện liên quan.

T’Hospital được thành lập vào tháng 5/2016, hiện do Tasco nắm tỷ lệ sở hữu 100%. Vốn điều lệ của T’Hospital là 358,6 tỷ đồng.

T'Hospital là công ty mẹ của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 có vị trí tại số 72 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Đồng thời, công ty cũng sở hữu 100% dự án Tổ hợp bệnh viện T'Hospital có diện tích 2,8 ha tại Pháp Vân. 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/rut-khoi-nganh-y-te-tasco-don-luc-vao-kinh-doanh-bat-dong-san-20220216120654253.htm

Thứ Ba

Quảng Ninh quy hoạch hơn 47.000 ha huyện Bình Liêu: Sáp nhập xã Tình Húc, nâng cấp Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn

 Tỉnh duyệt nhiệm vụ quy hoạch huyện này do sáp nhập toàn bộ xã Tình Húc vào thị trấn Bình Liêu, đồng thời khắc phục bất cập về định hướng khu dân cư đô thị, và nông thôn theo quy hoạch đã duyệt trước đó không còn phù hợp.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Liêu đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050.

Văn bản nêu rõ lý do cần phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trên là thực hiện sáp nhập toàn bộ xã Tình Húc vào thị trấn Bình Liêu, đồng thời khắc phục bất cập về định hướng khu dân cư đô thị, và nông thôn theo quy hoạch đã duyệt không còn phù hợp.

Ngoài ra tỉnh cập nhật QL18C đi qua khu trung tâm thị trấn Bình Liêu và xã Tình Húc (đã đầu tư xong) và các công trình hạ tầng kỹ thuật chính nhằm kết nối cấp vùng với các địa phương lân cận.

Quy hoạch huyện Bình Liêu mới: Sáp nhập xã Tình Húc, nâng cấp Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn - Ảnh 1.

Một góc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

Cụ thể, phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bình Liêu gồm 6 xã và một thị trận mới (thị trấn Bình Liêu và xã Tình Húc). 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/quang-ninh-quy-hoach-hon-47000-ha-huyen-binh-lieu-sap-nhap-xa-tinh-huc-nang-cap-khu-kinh-te-cua-khau-hoanh-mo-dong-van-20220213004343083.htmc

Giá xăng dầu hôm nay 16/2: Giá dầu giảm gần 3% sau khi giảm trong phiên hôm qua

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-16-2-gia-dau-giam-gan-3-sau-phien-tang-hom-qua-2022021608263664.htm

Dầu giảm từ mức cao nhất trong 7 năm xuống còn khoảng 94 USD/thùng vào thứ Ba, do bị áp lực bởi một báo cáo rằng một số binh sĩ ở các quân khu của Nga tiếp giáp với Ukraine đang quay trở lại các căn cứ, một động thái có thể làm giảm leo thang căng thẳng giữa Moscow và phương Tây.



Hãng thông tin Interfax của Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong khi các cuộc tập trận quy mô lớn trên cả nước vẫn tiếp tục diễn ra, một số đơn vị của quân khu phía Nam và phía Tây đã hoàn thành bài tập và bắt đầu trở về căn cứ.

Giá dầu thô Brent giảm 3,3% xuống 93,28 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,55% ở mức 92,07 USD/thùng.

Cả hai hợp đồng của dầu đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2014 vào thứ Hai, với giá dầu Brent chạm 96,78 USD và WTI đạt 95,82 USD. Giá dầu Brent đã tăng 50% vào năm 2021 do nhu cầu phục hồi trên toàn cầu sau những căng thẳng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Bảng giá xăng dầu hôm nay: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm thứ Ba cho biết khả năng Nga xâm lược Ukraine là rất cao. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân của Tehran với các cường quốc trên thế giới, có khả năng cho phép xuất khẩu dầu của Iran cao hơn.

Trong một diễn biến khác, các báo cáo hàng tuần mới nhất về hàng tồn kho của Mỹ dự kiến cho thấy dự trữ dầu thô giảm, cho thấy sự cân bằng cung cầu ngày càng thắt chặt.

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ được Đà Nẵng đấu giá

 Khu đất A1-12 ở Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ có diện tích hơn 4.000 m2 được quy hoạch xây dựng bệnh viện. UBND TP Đà Nẵng đã có phê duyệt đấu giá đất đợt 1, năm 2022.


Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 1.

UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt danh mục quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố, đợt 1 năm 2022 với 200 lô đất ở chia lô và 17 khu đất. Trong đó có khu đất A1-12 thuộc Dự án Khu C - Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ diện tích 4.112 m2. (Nguồn: Cổng thông tin quy hoạch kiến trúc Đà Nẵng).

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 2.

Khu đất A1-12 sở hữu 4 mặt tiền đắc địa, gồm: Đô Đốc Lân - Đô Đốc Tuyết - Nguyễn Xuân Lâm - Lê Quang Định.

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 4.

Theo quy hoạch 1/500 Khu C - Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ, khu đất A1-12 là đất thương mại dịch vụ, xây dựng bệnh viện. Chiều cao xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 50m, mật độ xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 60%. Trong ảnh, mặt tiền đường Nguyễn Xuân Lâm của khu đất.

Chủ Nhật

Kinh Bắc cách xa mục tiêu lợi nhuận năm 2021 dù báo lãi tăng bằng lần

  Kinh Bắc công bố lãi sau thuế năm 2021 đạt 955 tỷ đồng, tăng 199% so với năm trước đó, song kết quả này chưa được một nửa mục tiêu doanh nghiệp đã đặt ra.

Kinh Bắc lãi sau thuế gấp 3 lần cùng kỳ, tài sản cao kỷ lục - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021 Kinh Bắc.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần 1.232 tỷ đồng, không biến động nhiều so với cùng kỳ. 

Giá vốn bán hàng giảm 51% xuống 497 tỷ đồng đã giúp biên lãi gộp doanh nghiệp tăng mạnh từ 17,7% lên 59,6%. Doanh thu tài chính giảm 81% xuống 52 tỷ đồng. 

Các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý của Kinh Bắc đều tăng so với cùng kỳ, lần lượt 132 tỷ đồng, 70 tỷ đồng và 176 tỷ đồng. Kết quả, Kinh Bắc lãi sau thuế 222 tỷ đồng, giảm 1%.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần và lãi sau thuế doanh nghiệp đạt 4.309 tỷ đồng và 955 tỷ đồng, lần lượt tăng 100% và 199%. 

Năm 2021, Kinh Bắc đặt mục tiêu doanh thu 6.600 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.000 tỷ đồng. Như vậy sau 12 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện gần 65% kế hoạch doanh thu và 48% kế hoạch lợi nhuận.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/kinh-bac-cach-xa-muc-tieu-loi-nhuan-nam-2021-du-bao-lai-tang-bang-lan-20220210110955154.htm

Thứ Sáu

Giá xăng dầu hôm nay 12/2: Tăng đà tăng gần 4% vì lo ngại Nga tấn công Ukraina

Giá xăng dầu hôm nay 12/2, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục đà tăng sau phiên tăng hôm qua trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraina leo thang.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-12-2-gia-dau-tiep-tuc-tang-hon-4-sau-phien-tang-hom-qua-20220212081849863.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 12/2 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 3/2022): 93,9 USD/thùng - tăng 95 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 4/2022): 95,1 USD/thùng - tăng 98 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 4/2022): 56,060 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua



Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều thứ Sáu trong bối cảnh căng thẳng giữa Ukraine và Nga leo thang.

Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Còn khoảng 2 giờ nữa là đến ngày giao dịch, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng rằng có dấu hiệu leo thang của Nga tại biên giới Ukraine và có khả năng một cuộc xâm lược có thể diễn ra trong thời gian diễn ra Thế vận hội. ngược lại.

Hợp đồng dầu thô WTI của Mỹ tăng hơn 5% lên 94,66 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 30/9/2014. Tuy nhiên, hợp đồng giảm nhẹ vào cuối ngày, cao hơn 3,58%. ở mức 93,10 USD/thùng.

Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế tăng 3,3% lên 94,44 USD/thùng, sau khi đạt mức cao nhất 95 USD tại một thời điểm. Giá dầu đã tăng hơn 2% trước đó trong phiên sau báo cáo dầu mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Công ty hiện kỳ vọng nhu cầu toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 100,6 triệu thùng/ngày trong năm nay khi các hạn chế về dầu mỏ giảm bớt.

Kinh Bắc đặt mục tiêu lãi kỷ lục, con gái ông Đặng Thành Tâm ngồi ghế HĐQT

 Ngày 10/2, Kinh Bắc đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 và thông qua một số nội dung quan trọng và hoạt động kinh doanh và nhân sự.


Tại buổi làm việc, ĐHĐCĐ của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu hợp nhất 9.800 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 48% và 125% so với kế hoạch đề ra năm 2021.

Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là mức lãi cao kỷ lục của công ty kể từ khi niêm yết.


Năm 2021, Kinh Bắc đặt mục tiêu doanh thu 6.600 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.000 tỷ đồng. Sau 12 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện gần 65% kế hoạch doanh thu và 48% kế hoạch lợi nhuận.

Đại hội cũng đã thông qua phương án phát hành tối đa 191,9 triệu cổ phiếu với tổng giá trị hơn 1.919 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu để bổ sung vốn điều lệ. 

Cùng với đó, thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ tối đa 150 triệu cp với tổng mệnh giá dự kiến 1.500 tỷ đồng cho tối đa 100 nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm nay.

Với số tiền thu được, Kinh Bắc sẽ bổ sung vốn, tái cơ cấu nợ vay, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên kết. 

Thứ Năm

Tăng cường kiểm soát sàn giao dịch, môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thị trường

 Để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đã kiến nghị các địa phương tăng cường kiểm soát các sàn giao dịch và tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.


Theo thông cáo của Bộ Xây dựng về thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, trong năm 2021 đã có thời điểm xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí là "sốt giá" đất nền tại một số địa điểm ở các địa phương. 

Ngoài nguyên nhân khan hiếm nguồn cung, bất động sản tăng giá nhanh trong thời gian ngắn còn do giới đầu cơ, môi giới đã lợi dụng các thông tin về đầu tư dự án, quy hoạch tại địa phương để đẩy giá, thu lợi bất chính.

Tăng cường kiểm soát sàn giao dịch, môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thị trường - Ảnh 1.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản và chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Thời điểm đó, Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên & Môi trường có các văn bản chỉ đạo để chính quyền các địa phương kịp thời đưa ra cảnh báo, thông tin công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất. Đơn cử như thông tin quy hoạch sân bay Tec-nich tại Bình Phước, quy hoạch hành chính huyện Thủy Nguyên tại Hải Phòng, điều chỉnh bảng giá đất tại TP Đà Nẵng… Nhờ vậy mà hiện tượng tăng nóng đất nền cục bộ đã nhanh chóng hạ nhiệt.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ đẩy giá, trục lợi bất hợp pháp.

BĐS công nghiệp miền Nam có tổng quy mô 109.000 ha, cạnh tranh vô cùng cao

  Đó là nhận định của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA), Bộ Công Thương về mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại khu vực miền Nam.

400 khu công nghiệp, tổng quy mô 109.000 ha

Theo báo cáo của VCCA, 2021 là một năm khó khăn đối với thị trường bất động sản công nghiệp miền Nam. Do chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 nên trong quý III/2021, thị trường bất động sản công nghiệp miền Nam chỉ có duy nhất một nguồn cung nhà xưởng mới. Việc thu hút đầu tư trong khu vực cũng gặp khó khăn do các hoạt động sản xuất đều bị tạm dừng bởi dịch bệnh.

Hiện nay, khu vực miền Nam đang có khoảng 400 khu công nghiệp được đưa vào quy hoạch với tổng quy mô diện tích lên đến 109.000 ha đất.

Trong đó, khu công nghiệp Năm Căn (Cà Mau) có diện tích quy hoạch lớn nhất với quy mô 11.000 ha, chiếm 9,88% thị phần. 

Cà Mau vẫn đang là một thị trường mới với bất động sản công nghiệp, tuy nhiên thời gian gần đây khu vực này đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi tốc độ đô thị hóa nhanh và giao thông thuận lợi. Do vậy, VCCA nhận định khu công nghiệp Năm Căn sẽ là một trong những bước khởi đầu trên thị trường tỉnh này.

Theo sau Năm Căn là khu công nghiệp Kiên Lương (Kiên Giang) và khu công nghiệp Sông Hậu (Hậu Giang) với quy mô cùng đạt 3.200 ha, tương ứng 2,87% thị phần trên thị trường. 

Các khu công nghiệp còn lại trong top cũng đều chỉ chiếm mức thị phần nhỏ từ 1,5 -  2%, cho thấy thị trường miền Nam cũng có sự phân bổ thị phần khá đồng đều giữa các khu công nghiệp.

Bất động sản công nghiệp miền Nam tổng quy mô 109.00 ha, cạnh tranh vô cùng cao - Ảnh 1.

Khu công nghiệp Năm Căn chiếm gần 10% thị phần toàn thị trường. (Nguồn: VCCA).

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/bds-cong-nghiep-mien-nam-co-tong-quy-mo-109000-ha-canh-tranh-vo-cung-cao-20220210103448976.htm

Thứ Tư

Các chi phí tăng cao kéo lợi nhuận Novaland năm 2021 đi xuống dù doanh thu gấp 3 lần cùng kỳ

 Novaland vừa công bố doanh thu cao gấp 3 lần trong năm 2021 nhờ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Song do các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng đều tăng mạnh kéo lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm 34%.


CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần 4.591 tỷ đồng, tăng 275% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong quý.

Doanh thu Novaland tăng khủng trong năm 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: Hiền Minh tổng hợp từ BCTC của Novaland.

Lũy kế năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt 14.903 tỷ đồng, tăng 197% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chiếm chủ yếu là doanh thu chuyển nhượng bất động sản với 13.446 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần so với năm 2020.

Giá vốn trong năm cũng tăng so với năm trước, song biên lợi nhuận gộp lại tăng, do đó công ty ghi nhận lợi nhuận gộp tăng 235%, đạt 6.135 tỷ đồng.

Ông Lê Chí Hiếu muốn rút khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Thuduc House sau 28 năm

  Mới đây, Chủ tịch HĐQT Thuduc House, ông Lê Chí Hiếu vừa có đơn xin từ nhiệm khỏi Thuduc House cùng các công ty liên quan.

Chủ tịch Thuduc House, ông Lê Chí Hiếu rút khỏi công ty sau 28 năm  - Ảnh 1.

Ông Lê Chí Hiếu vừa từ nhiệm Chủ tịch HĐQT tại Thuduc House. (Ảnh: Thuduc House).

Ngày 8/2, ông Lê Chí Hiếu đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH), đồng thời rút khỏi HĐQT công ty kể từ ngày từ nhiệm. Lý do mà ông Hiếu đưa ra là vì sức khỏe.

Trong đơn từ nhiệm, ông Hiếu đã đề nghị HĐQT thực hiện bầu lại chức danh Chủ tịch HĐQT thay ông kể từ ngày 8/2, thực hiện bầu bổ sung Thành viên HĐQT tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị thay đổi người đại diện vốn của Thuduc House tại các công ty thành viên là CTCP  Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP HCM (Fideco, mã chứng khoán: FDC) và CTCP Thương mại - Dịch vụ Lộc Phúc An (tên cũ là CTCP Thuduc House Wood Trading). Đây đều là hai doanh nghiệp do ông Hiếu làm Chủ tịch HĐQT. 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ong-le-chi-hieu-muon-rut-khoi-ghe-chu-tich-hdqt-thuduc-house-sau-28-nam-20220209111216641.htm

Thứ Ba

Thành viên Ecopark đang tài trợ quy hoạch khu đô thị hơn 200 ha ở Đà Lạt

 TDH Ecoland - thành viên của Tập đoàn Ecopark hiện đang tài trợ lập quy hoạch phân khu Khu đô thị đường Nguyễn Hoàng và hồ Vạn Kiếp, TP Đà Lạt với tổng diện tích 207 ha.

Thành viên Ecopark đang tài trợ quy hoạch khu đô thị hơn 200 ha ở Đà Lạt - Ảnh 1.

Một góc TP Đà Lạt. (Ảnh: UBND tỉnh Lâm Đồng).

Vừa qua, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã có báo cáo về vướng mắc, tồn đọng kéo dài liên quan đến các dự án khu dân cư, nhà ở xã hội trên địa bàn TP Đà Lạt, trong đó có dự án Khu đô thị đường Nguyễn Hoàng. 

Dự án này được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết vào ngày 13/5/2010, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Đà Lạt; CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland tài trợ lập quy hoạch và CTCP Đầu tư và Xây dựng FADCO Việt Nam là đơn vị tư vấn.

Ngày 21/12/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã duyệt nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch phân khu Khu đô thị đường Nguyễn Hoàng và hồ Vạn Kiếp, TP Đà Lạt. Hiện nay, các đơn vị đang tổ chức triển khai thực hiện lập quy hoạch phân khu khu vực nêu trên.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thanh-vien-ecopark-dang-tai-tro-quy-hoach-khu-do-thi-hon-200-ha-o-da-lat-20220208152454133.htm

Thứ Hai

Năm 2022 xuất hiện đợt sốt đất mới?

 Với thực trạng giá đất liên tục tăng nóng ở khắp nơi dù đã hạ nhiệt, cùng với tác động của các giải pháp kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế có thể làm thị trường bất động sản phát triển nóng, theo nhận định của Bộ Xây dựng.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/nam-2022-xuat-hien-dot-sot-dat-moi-20220205151548346.htm

Trong báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng nhận định mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm.

Theo thống kê của Bộ Xây dụng đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân 5-7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020.


Đặc biệt, tại thời điểm cuối quý I đầu quý II/2021, thị trường chứng kiến hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí sốt giá đất nền ở một số địa phương vùng ven Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số nơi ở Hòa Bình (tăng 46%), Bắc Ninh ( tăng 20%), Hưng Yên ( tăng 26%).

Nhiều nơi như Thanh Hóa, TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP HCM; TP Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai,… cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.

Giá nhà được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Trước những diễn biến mới của thị trường, Bộ Xây dựng thông tin, theo báo cáo của các địa phương thì hiện tượng tăng giá đất nền đã hạ nhiệt, nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản là khó xảy ra.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đánh giá đây vẫn có thể là sự khởi phát của hiện tượng sốt giá bất động sản trong năm 2022. Đặc biệt, khi Nhà nước sử dụng các giải pháp kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau giai đoạn giảm phát cũng có thể tác động làm thị trường bất động sản phát triển nóng nếu không được kiểm soát tốt, kinh nghiệm cho thấy từ gói kích thích kinh tế năm 2008-2009.

Rót tiền vào phân khúc bất động sản nào sau Tết?

 Các chuyên gia dự báo phân khúc bất động sản nhà ở, logistics, công nghiệp,... có triển vọng tăng trưởng trong năm tới.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/nam-2022-rot-tien-vao-phan-khuc-bat-dong-san-nao-20220121180200595.htm

Bất động sản nghỉ dưỡng: Khó đoán định

Khả năng phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch. (Ảnh: Khải An).

Mức độ quan tâm đến bất động sản đã bật tăng trở lại trong những tháng cuối năm 2021 khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát và việc đi lại giữa các địa phương được nới lỏng. Theo các chuyên gia, thị trường địa ốc năm 2022 đứng trước nhiều chỉ báo lạc quan ở cả yếu tố vĩ mô và vi mô. Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, đầu tư công được thúc đẩy, các vấn đề pháp lý cũng đang dần được tháo gỡ.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam đánh giá, về cơ bản, thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế nói chung.

"Dự báo trong năm 2022, nếu tình hình không có những biến động nghiêm trọng về dịch bệnh, thị trường sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2021 cả về nguồn cung mới lẫn sức mua. Tuy nhiên, cũng sẽ có những thách thức rất lớn đan xen với những lực đẩy của thị trường", ông Hoàng nhận định.

Theo vị chuyên gia này, đất nền các tỉnh giáp ranh TP HCM (hoặc các tỉnh thành lớn) vẫn là kênh ưu tiên hàng đầu mặc dù có thể nguồn cung mới sẽ không bằng như những năm trước do nhiều địa phương đang rà soát và siết chặt lại việc phân lô bán nền,...

Căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản nhà ở tại TP HCM và Bình Dương. Còn ở Đồng Nai và Long An, loại hình nhà gắn liền với đất (nhà phố/biệt thự/shophouse) sẽ là chủ đạo.

Riêng mặt bằng bán lẻ vẫn còn nhiều thách thức do mức giá thuê đã quá cao từ năm 2019 về trước. Trong giai đoạn dịch bệnh và siết chặt giãn cách xã hội, xu hướng mua sắm online được đẩy mạnh, nhu cầu mặt bằng bán lẻ cũng bị hạn chế.

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch. Theo nhiều dự báo, phải đến năm 2023 ngành du lịch mới có thể quay trở lại như năm 2019 trở về trước và khi đó bất động sản nghỉ dưỡng mới sôi động trở lại. Dù vậy, một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng có thế mạnh vượt trội và tiềm năng thì vẫn có tín hiệu tích cực.

Địa phương dẫn đầu giá đất nền vùng ven TP HCM

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dia-phuong-dan-dau-gia-dat-nen-vung-ven-tp-hcm-20220208074859293.htm 

Đất nền TP HCM và các tỉnh vùng ven ghi nhận nguồn cung giảm mạnh so với những năm trước đó nhưng giá bán sơ cấp có xu hướng tăng, trong đó một số địa phương có giá bán vượt 50 triệu đồng/m2.

Theo khảo sá của DKRA Vietnam, trong năm 2021, TP HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 46 dự án đất nền được mở bán với nguồn cung khoảng 6.220 sản phẩm. TP HCM chỉ có hai dự án mở bán mới, cung cấp ra thị trường khoảng 98 sản phẩm, bằng 17% so với năm 2020 và tiêu thụ khoảng 52% (tương đương 51 sản phẩm), bằng 15% so với năm trước.

Long An và Đồng Nai là hai tỉnh dẫn đầu nguồn cung toàn thị trường với khoảng 68% tổng nguồn cung mới. Khi quỹ đất tại TP HCM ngày càng khan hiếm, sản phẩm tại thị trường các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành nguồn cung thay thế chủ lực.

Các dự án đất nền tại TP HCM có quy mô nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở huyện ngoại thành như: Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè... Tỷ lệ tiêu thụ đất nền TP HCM và vùng phụ cận đạt khoảng 76%, tương đương 4.697 nền.

DKRA Vietnam cho biết, việc thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh đã ảnh hưởng đến kế hoạch giới thiệu sản phẩm và hoạt động bán hàng của các dự án. Thanh khoản thị trường thứ cấp ở mức trung bình, mặt bằng giá có xu hướng giảm trong giai đoạn áp dụng biện pháp phong tỏa toàn xã hội.

Đối với các dự án quy mô lớn, quy hoạch tiện ích nội khu đa dạng, vị trí thuận lợi trong việc kết nối với các khu vực xung quanh và pháp lý rõ ràng có tỷ lệ giao dịch thành công cao.

Giá chào bán đất nền tại Long An đang thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn nhiều tỉnh thành khác. Trong đó, giá bán sơ cấp thấp nhất 13 triệu đồng/m2 và cao nhất 52,7 triệu đồng/m2.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá bán sơ cấp thấp nhất 6 triệu đồng/m2 và cao nhất 51,2 triệu đồng/m2. Đồng Nai giá bán sơ cấp thấp nhất 11 triệu đồng/m2 và cao nhất 45 triệu đồng/m2. Tây Ninh có giá bán sơ cấp thấp nhất 7,3 triệu đồng/m2 và cao nhất 15 triệu đồng/m2.

Riêng tại thị trường TP HCM, giá bán đất nền sơ cấp thấp nhất 48 triệu đồng/m2 và cao nhất 97 triệu đồng/m2.

Giá đất những khu vực này dự báo sẽ tiếp tục tăng

 Cơn sốt đất đã "nhen nhóm" xuất hiện tại một số địa phương vào thời điểm cuối năm vừa qua. Điều này làm rấy lên lo ngại về một kịch bản tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản trong năm 2022.

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm.

Theo đó, tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân 5 - 7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15 - 20%; giá đất nền tăng 20 - 30% so với thời điểm cuối năm 2020.

Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cũng cho biết, thị trường đã xuất hiện bong bóng cục bộ trong năm vừa qua. Giá đất nền ở các khu vực tăng ảo theo các dự án lớn.

Sang năm 2022, phân khúc đất nền dự báo vẫn sẽ có sức hấp thụ tốt, do phù hợp hơn với nhu cầu tài sản trú ẩn. Kéo theo đó, giá đất sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên sẽ không tăng mạnh như giai đoạn trước. Thậm chí, có khu vực dự báo sẽ có khả năng xảy ra cơn sốt đất cục bộ.



Đơn cử, ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Khánh Hòa cho biết, tiêu điểm năm 2021 của thị trường bất động sản Khánh Hòa là các sản phẩm phân lô, bán nền tại các huyện, thị vùng ven TP Nha Trang.

Thống kê cho thấy, có tới hàng trăm khu đất phân lô, bán nền quy mô lên đến hàng nghìn lô đất đã được tung ra thị trường với mức giá bình quân 300 triệu đến 1 tỷ đồng/lô và sức hấp thụ của nhà đầu tư F0 đạt 95% mỗi giỏ hàng.

"Trong năm 2022, tại khu vực Vân Phong, Cam Ranh đã nằm trong định hướng thu hút đầu tư phát triển của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, thỉnh thoảng sẽ xảy ra sốt đất nền cục bộ", ông Hoàng nhận định.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, báo cáo của Phòng nghiên cứu thị trường bất động sản địa phương này cho biết, năm 2021 chứng kiến lượng hồ sơ chuyển nhượng quyền sỡ hữu nhà, đất cao khổng lồ sau dịch đợt lần thứ 4 với 11.900 bộ hồ sơ đăng ký tại văn phòng đất đai.

Trong 8 thành phố, thị trấn, huyện lỵ thì Châu Đức là điểm nóng. Chỉ riêng quý IV các nhà đầu tư ồ ạt về đầu tư đất xào làm nhà vườn, nghỉ dưởng và hút khách là đất ở các xã Đá Bạc, Suối Rao, Cù Bi,… khiến lượng giao dịch tăng khoảng 60 - 70% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, trong năm vừa qua, thị trường bất động sản địa phương này cũng chứng kiến những cơn sốt đất, chủ yếu là những tháng cuối năm, sau khi hết giãn cách xã hội. Trong đó, Châu Đức và TP Bà Rịa liên tục sốt từ tháng 10 đến tháng 12. Các địa phương khác sốt đất từ tháng 11 đến 12.

Riêng Phú Mỹ vẫn đang có hiện tượng sốt đất và dự báo sẽ còn sôi động từ nay đến qua Tết Âm lịch, nếu dịch không bùng phát mạnh trở lại thì ít nhất là tới tháng 4/2022 khi bảng giá đất mới chính thức được áp dụng.

"Đầu năm 2022 là thời điểm khá nhạy cảm nên khi tham gia vào thị trường đất nền tại một số địa phương của tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu như Phú Mỹ, Cù Bị, Đá Bạc Châu Đức,... Do đó, các nhà đầu tư cần lưu ý đến yếu tố pháp lý, sau đó là đánh giá về lợi thế của khu vực mà dự án đó tọa lạc, có đồng bộ cư dân hay không, tiềm năng tăng giá đi cùng với hạ tầng khu vực ra sao trong tương lai", đơn vị này khuyến nghị.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/gia-dat-nhung-khu-vuc-nay-du-bao-se-tiep-tuc-tang-20220207225424898.htm

Tại khu vực Tây Nam Bộ, ông Dương Quốc Thủy, Phó Chủ tịch VARs cho biết, một hiện tượng nổi bật nhất trong năm 2021 đó là sự giữ vững vị trí ngôi vương ở dòng sản phẩm đất nền gần các khu công nghiệp.

Cụ thể, hoạt động mua bán đất quanh các khu công nghiệp diễn ra nhộn nhịp, nhất là các dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng và pháp lý, có vị trí giao thông thuận lợi.

Ngoài ra, hoạt động mua bán đất thổ cư tại khu vực diễn ra khá sôi động, đặc biệt nhà đất riêng lẻ tại trung tâm TP Cần Thơ và khu vực Hậu Giang (giáp ranh Cần Thơ), Long Xuyên, Long An, một số tỉnh thu hút đầu tư như Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu,…

Vị này dự báo, trong năm 2022, thị trường bất động sản Tây Nam Bộ sẽ không xảy ra sốt đất hay đóng băng, mức giá dự kiến sẽ tăng bình quân trên 10% so với năm 2021.

Ngược trở lại khu vực phía Bắc, theo thống kê của VARs, từ đầu năm 2021 đã xảy ra hiện tượng sốt đất tại khu vực Dương Kinh - Kiến Thuỵ (TP Hải Phòng) do có thông tin khảo sát đất triển khai dự án Vinhomes Dương Kinh. Tuy nhiên, thị trường đã trở lại bình thường từ giữa năm.

Hoạt động mua bán đất thổ cư vẫn diễn ra sôi động với mức giá tăng chậm khoảng 3 - 5%/năm tại khu vực nội thành. Tại khu vực ngoại thành, giá đất tăng phụ thuộc vào tiến độ triển khai cơ sở hạ tầng và dự án tại khu vực đó.

"Có khu vực không tăng, có khu vực tăng 10 - 20% thậm chí 50 - 100%, gấp đôi gấp ba nếu có sốt đất diễn ra quanh dự án. Nhìn chung, giá đất năm 2021 tăng so với 2020 khoảng 5 - 15% tuỳ theo khu vực. Dự báo xu hướng tăng giá sẽ tiếp diễn trong năm 2022", đơn vị này cho hay.

Đối với khu vực trung du, miền núi phía Bắc, ông Lê Đình Chung, Phòng Nghiên cứu thị trường bất động sản VARs cho biết, giá đất tại một số địa phương như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình ghi nhận tăng 20 - 50% trong năm 2021.

Đặc biệt có những thị trường tăng giá gần 100% so với năm 2020 như Bắc Ninh (mức giá từ 40 triệu đồng/m2), Thái Nguyên (mức giá từ 25 triệu đồng/m2), Bắc Giang (mức giá từ 30 triệu đồng/m2). Riêng chỉ có một số địa phương ở Tây Bắc như Cao Bằng ghi nhận giá đất giảm.

Ông Chung dự báo, giá đất ở các khu vực nói trên vẫn có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2022. Thị trường sẽ tập trung vào hai phân khúc chính gồm bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền. Trong đó, các thị trường ven thủ đô, gắn liền với các yếu tố khu công nghiệp sẽ được nhà đầu tư quan tâm.

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...