Thứ Ba

Giá heo hơi cuối năm có thể phục hồi mạnh: Miếng bánh chỉ dành cho những ông lớn ngành chăn nuôi?

Vừa qua, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang phức tạp, nhiều tỉnh thành phố lớn trong đó có Hà Nội và TP HCM phải giãn cách xã hội, khiến hàng loạt nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể khu tại trường học, khu công nghiệp phải đóng cửa.

Trong khi đây là những nguồn tiêu thụ thịt heo lớn. Điều này khiến giá heo hơi giảm tới 50% so với hồi đầu năm xuống còn khoảng 38.000 - 47.000 đồng/kg và đàn heo bị ứ đọng trong chuồng còn nhiều. 

Giá heo hơi cuối năm có thể phục hồi mạnh: Miếng bánh chỉ dành cho những ông lớn ngành chăn nuôi? - Ảnh 1.

Diễn biến giá heo hơi từ 5/2020 đến tháng 9/2021. (Số liệu: tổng hợp, biểu đồ, Hoàng Anh)

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: "Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài thì việc thiếu cục bộ không thể tránh được, đặc biệt dịp Tết năm nay khi nhu cầu tăng cao 10 - 15%. Trong khi đó , thịt heo lại chiếm 65 - 66% trong rổ thực phẩm thịt".

Ông Trọng cảnh báo giá heo hơi cuối năm có thể tăng cao do chịu tác động cộng hưởng thiếu cung - cầu tăng mạnh.

Thông thường, thời điểm thả giống để phục vụ dịp Tết rơi vào khoảng tháng 7 bởi phải mất 6 - 8 tháng mới có thể xuất chuồng.

Tuy nhiên, hiện nhiều hộ chăn nuôi và trang trại nhỏ vẫn đang phải nuôi cầm cự heo quá lứa trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi trong những tháng qua đã tăng phi mã tới 40%. Điều này khiến các hộ chăn nuôi rơi vào tình trạng cạn vốn.

Cơ hội lớn cho các "tay to" ngành chăn nuôi

Triển vọng giá heo hơi có thể phục hồi mạnh vào cuối năm được xem là cơ hội cho các ông lớn của ngành chăn nuôi trong khi lại là điều tiếc nuối với những hộ, trang trại nhỏ lẻ khi họ vẫn đang "mắc kẹt" với số heo quá lứa, trong khi vốn đã cạn dần, chưa thể thả mới để kịp lễ Tết.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đang có lợi thế vượt trội về vốn và hệ sinh thái của họ trong chăn nuôi heo từ giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, dây chuyền giết mổ, sản xuất sản phẩm chế biến từ thịt đến hệ thống phân phối.

Theo thông tin từ Cục Chăn nuôi, từ đầu năm đến nay 16 doanh nghiệp đầu ngành chăn nuôi vẫn đang tái đàn và tiêu thụ tốt. Theo đó, tổng lượng heo thịt của 16 doanh nghiệp này đạt 5,5 triệu con, tương đương 23% tổng của cả nước. 

Với những lợi thế về chăn nuôi khép kín, chi phí sản xuất của doanh nghiệp lớn chỉ khoảng 43.000 đồng/kg. Trong khi, các hộ chăn nuôi nhỏ và trang trại nhỏ chưa chủ động được thức ăn và giống phải chịu chi phí lên tới 55.000 đồng/kg.

Điển hình như chi phí con giống giữa hộ chăn nuôi và doanh nghiệp khép kín chênh lệch nhau tới 700.000 đồng/con, tương đương giá thành cho 1 kg heo hơi tăng thêm 7.000 đồng. 

Ngoài ra, giá thức ăn, chiếm 60 - 70% chi phí nuôi heo, có lúc tăng tới 40%.

Trong khi đó, các ông lớn ngành chăn nuôi sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất thức chăn nuôi với công suất "khủng" vừa để bán ra ngoài và vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất nội bộ.

Chẳng hạn như Dabaco sở hữu hệ thống nhà máy thức ăn chăn nuôi tại các địa bàn trọng yếu từ Bắc vào Nam, với tổng công suất lên đến 1,5 triệu tấn/năm, với các thương hiệu như DABACO, Topfeeds, Nasaco, Kinh Bắc, Khangti Vina, Growfeed, Nutreco, Sunshine, S-Star.

Hay như Mavin đã đầu tư 5 nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại tại Hưng Yên, Nghệ An, Bình Định, Đồng Tháp với tổng công suất thiết kế trên 1,2 triệu tấn mỗi năm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-cuoi-nam-co-the-phuc-hoi-manh-mieng-banh-chi-danh-cho-nhung-ong-lon-nganh-chan-nuoi-20211005202038275.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...