Thứ Ba

Những 'tay chơi' M&A nổi lên thị trường địa ốc Hà Nội 10 năm qua

 Trong cuộc đua thâu tóm quỹ đất tại Hà Nội của doanh nghiệp 10 năm qua, hàng loạt thương vụ M&A đình đám đã diễn ra gắn với những tên tuổi như hệ sinh thái Vingroup, Tập đoàn T&T, Tập đoàn BRG, Gelex, Taseco, Masterise Group...


Đối với các doanh nghiệp bất động sản, việc săn tìm dự án và mở rộng quỹ đất là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển. Do đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) luôn được xem là một trong những công cụ hữu hiệu và nhanh nhất giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường, lấy được quỹ đất.

Nhìn lại hơn một thập niên của thị trường BĐS Hà Nội, hàng loạt thương vụ M&A đình đám đã diễn ra gắn với tên tuổi nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Tập đoàn Vingroup là một trong những ông lớn sở hữu quỹ đất khủng nhất hiện nay tại Hà Nội, riêng công ty con Vinhomes đang nắm khoảng 3.280 ha đất thủ đô, theo một báo cáo của VCSC. Lượng quỹ đất khủng của nhóm Vingroup được đóng góp không nhỏ bởi các thương vụ M&A mà tập đoàn thực hiện trong nhiều năm qua.

Gần nhất vào đầu năm 2020, Vingroup đã hoàn tất sáp nhập CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng (SDI) thông qua phát hành gần 14 triệu cổ phiếu VIC để hoán đổi lấy gần 12,6 triệu cổ phiếu SDI của 684 cổ đông. Như vậy Vingroup đã nâng tỷ lệ sở hữu tại SDI từ 51% lên 100% sau 10 năm đầu tư cho đơn vị này.

SDI được biết đến là chủ đầu tư trực tiếp dự án Vinhomes Riverside Long Biên tại cửa ngõ phía đông Hà Nội với quy mô hơn 183 ha. Dự án được chia làm ba giai đoạn, quy hoạch theo mô hình "thành phố ven sông".

Dự án Vinhomes Riverside Long Biên. (Ảnh: Vinhomes).

Thứ Hai

Thái Nguyên duyệt đầu tư KĐT xanh Phổ Yên, hoàn thành vào cuối năm 2025

  KĐT xanh Phổ Yên tại phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên sẽ có quy mô hơn 11 ha, tổng mức đầu tư hơn 196 tỷ đồng, dự kiến thực hiện đến quý IV/2025.

Thái Nguyên duyệt đầu tư KĐT xanh Phổ Yên, hoàn thành vào cuối năm 2025  - Ảnh 1.

Một góc thị xã Phổ Yên. (Ảnh: UBND tỉnh Thái Nguyên).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh này vừa qua đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị (KĐT) xanh Phổ Yên tại phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên.

Mục tiêu dự án nhằm tạo ra một KĐT mới đáp ứng nhu cầu phát triển chỉnh trang đô thị và nhà ở trong khu vực, nâng cao giá trị sử dụng đất, góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Dự án có quy mô sử dụng hơn 11 ha, bao gồm 4,3 ha đất ở; đất cơ quan hơn 0,2 ha; đất công cộng 3.424 m2; đất cây xanh, mặt nước là 17.494 m2; đất hạ tầng kỹ thuật là 4.069 m2 và đất giao thông là 41.455 m2. 

Trong đó, dự án được bố trí hơn 9.010 m2 diện tích đất để phục vụ phát triển nhà ở xã hội. 

Dự kiến, quy mô kiến trúc của dự án sẽ được xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm các hạng mục công trình; các công trình nhà ở có mặt tiền tiếp giáp các tuyến đường khu vực cấp đô thị, các tuyến đường cảnh quan chính; công trình thương mại dịch vụ theo quy hoạch được phê duyệt.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thai-nguyen-duyet-dau-tu-kdt-xanh-pho-yen-hoan-thanh-vao-cuoi-nam-2025-20211129070501135.htm

Đà Nẵng sẽ xây KĐT sinh thái tại khu vực quy hoạch Ga đường sắt Liên Chiểu

Khu vực quy hoạch ga đường sắt cũ thuộc quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng chậm quy hoạch hàng chục năm hiện nay đã có chủ trương đầu tư chỉnh trang đô thị, xử lý bãi rác cũ quanh khu vực để xây dựng khu đô thị sinh thái.

Theo Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng, Tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị quận Liên Chiểu vừa có buổi tiếp xúc cử tri phường Hoà Minh.

Tại buổi làm việc, cử tri cho biết dự án ga đường sắt đã quy hoạch 18 - 19 năm nhưng không triển khai, cơ sở hạ tầng, nhà cửa của nhân dân trong khu vực quy hoạch dự án xuống cấp nhiều năm không được phép tu sửa, nâng cấp gây khó khăn rất lớn cho cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Vì vậy, cử tri đề nghị thành phố sớm có chủ trương về việc triển khai dự án để tháo gỡ khó khăn cho nhân dân khu vực này. 

Trả lời vấn đề này, Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho biết, thành phố đã có chủ trương xây dựng ga đường sắt trên địa bàn huyện Hoà Vang.

Đà Nẵng sẽ xây KĐT sinh thái tại khu vực quy hoạch Ga đường sắt Liên Chiểu - Ảnh 1.

(Ảnh: UBND TP Đà Nẵng).

Thứ Bảy

Ông chủ TTTM tại TP Thủ Đức gọi vốn cho dự án Thác Bạc Long Cung ở Hòa Bình

Khu du lịch Thác Bạc Long Cung ở Kim Bôi, Hòa Bình từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hơn 1.100 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.


Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long Cung nằm tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, cách TP Hòa Bình hơn 20 km và cách Hà Nội 70 km, được giới thiệu là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với tâm linh, theo Báo Hòa Bình.

Cuối tháng 6 vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có nghị quyết phê duyệt chủ trương cho phép chuyển mục đích hơn 38 ha đất rừng sản xuất tại Xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long Cung.

Về chủ đầu tư dự án, CTCP Đại Lâm được thành lập ngày 1/8/2002, có trụ sở chính tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, chuyên kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày gồm khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ. Tính đến tháng 1/2021, vốn điều lệ của Đại Lâm là 500 tỷ đồng.

Ông chủ TTTM tại TP Thủ Đức gọi vốn cho dự án Thác Bạc Long Cung ở Hòa Bình - Ảnh 1.

Trung tâm thương mại Cantavil Premier trên Xa Lộ Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Huy).

Thứ Năm

Loạt doanh nghiệp 'phá băng' thị trường BĐS, góp làn gió mới vào diện mạo Hà Nội 10 năm qua

  Nhìn lại 10 năm trước, trong khi nhiều đại gia địa ốc Hà Nội thời đó sa lầy trong gánh nặng tài chính, thị trường lần lượt xuất hiện các tên tuổi mới với quy mô tăng trưởng nhanh chóng. Nhóm Vingroup, họ Sunshine, Sungroup, BRG ... dần trở thành các "sếu đầu đàn" dẫn dắt thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản phát triển nhanh chóng từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (2007) nhờ đón nhận làn sóng đầu tư lớn sau hội nhập, tăng trưởng tín dụng cao, thị trường chứng khoán phát triển cực thịnh.

Nguồn vốn thặng dư lớn chuyển dịch từ thị trường chứng khoán sang thị trường bất động sản kéo theo cơn sốt đất với giá nhà đất tăng cao từ 50 - 100%. Nhu cầu thị trường có sự chuyển đổi từ nhà mặt tiền, nhà phố sang căn hộ cao cấp và biệt thự.

Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực (2007), cùng sự ra đời của các hành lang pháp lý như Luật Đăng ký bất động sản, Luật thuế sử dụng đất, Luật Nhà ở, chính sách áp dụng cho Việt kiều mua nhà… thu hút sự tham gia đông đảo của giới đầu cơ lướt sóng.

Đây là giai đoạn huy hoàng của loạt "ông lớn" địa ốc vang bóng một thời như Sudico, Bitexco, Nam Cường, Geleximco, HUD, Vinaconex… trước khi bong bóng bất động sản đổ vỡ năm 2011.

Loạt doanh nghiệp 'phá băng' thị trường BĐS, góp làn gió mới vào diện mạo Hà Nội 10 năm qua - Ảnh 1.

Toà nhà Sông Đà nằm cạnh dự án The Manor do Sudico làm chủ đầu tư. (Ảnh: ToanhaHanoi.com).

Đơn cử như Sông Đà Sudico hơn chục năm về trước nổi lên là một đại gia trong làng bất động sản quỹ với quỹ đất khổng lồ tại nhiều dự án lớn.

Doanh nghiệp từng là chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh có quy mô hơn 280 ha (huyện Hoài Đức, Hà Nội) - được ví là "thiên đường cuộc sống" giai đoạn 2004 -2005. Các sản phẩm biệt thự, liền kề tại đây làm mưa làm gió trên thị trường với giá chào bán có khi lên tới 50-60 triệu đồng/m2 vào thời điểm đó.

Tuy nhiên trước những áp lực nợ vay của doanh nghiệp và tình trạng tiêu cực nói chung của thị trường bất động sản sau giai đoạn 2011, Sudico đã dần phải bán bớt các phần tại đại dự án nêu trên cho các chủ đầu tư thứ cấp.

Tương tự, Tập đoàn Bitexco ghi dấu ấn qua hàng loạt công trình tầm cỡ. Tại Hà Nội, doanh nghiệp ghi dấu nhờ dự án Khách sạn 5 sao JW Marriott cùng đại dự án The Manor Mỹ Đình – TTTM The Garden.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/loat-doanh-nghiep-pha-bang-thi-truong-bds-gop-lan-gio-moi-vao-dien-mao-ha-noi-10-nam-qua-20211125172733112.htm

Hải Phòng ghi nhận chùm ca nhiễm với nhiều F0 là học sinh

Tối 25/11, ngành y tế TP Hải Phòng thông tin, liên quan tới ca mắc được công bố ở xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, hiện đã có 15 F1 dương tính với SARS-CoV-2, trong đó phần lớn là học sinh.  

Cụ thể, xã Tiên Minh có 4 trường hợp, xã Quang Phục có hai người, xã Toàn Thắng có 9 trường hợp. Trong số nhóm học sinh dương tính SARS-CoV-2 có hai học sinh học lớp 1, một học sinh lớp 4 tại xã Toàn Thắng, còn lại chủ yếu là bạn học cùng khối, cùng trong lớp học thêm tiếng Anh với F0 (con, cháu của L.T.H).

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cũng cho biết, tính đến 17h30 ngày 25/11, trên địa bàn thành phố có tổng số 8.196 học sinh thuộc diện F0, F1, F2.

Trong đó diện F0 có 45 học sinh (Trường THPT Trần Hưng Đạo có 20 HS, Trường THCS Hồng Bàng (quận Hồng Bàng) có một HS, Trường THCS Bắc Hà (quận Kiến An) có 4 HS, Trường tiểu học Tân Thành (quận Dương Kinh) có một HS, Trường THCS Tân Thành (quận Dương Kinh) có ba HS, Trường tiểu học Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng) có 7 HS, Trường THCS Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng) có 4 HS, Trường THCS Tiên Minh (huyện Tiên Lãng) có 4 HS…). Ngoài ra diện F1 có 740 học sinh , diện F2 có 7.411 học sinh.

Trước tình hình trên, ngành giáo dục Hải Phòng đã chủ động, linh hoạt đưa ra phương án giảng dạy trực tuyến thay trực tiếp cho những trường, những lớp có học sinh diện F0, F1, F2.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-26-11-hai-phong-ghi-nhan-chum-ca-nhiem-voi-nhieu-f0-la-hoc-sinh-20211126073814692.htm

Giá xăng dầu hôm nay 26/11: Giá dầu giảm trở sau phiên tăng hôm qua

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-26-11-gia-dau-giam-tro-lai-hon-1-20211126083313502.htm

Giá xăng dầu hôm nay 26/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay giảm trở lại sau phiên tăng hôm qua do chờ đợi OPEC + quyết định về việc Mỹ giải phóng dầu thô ra thị trường.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 26/11 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 77,1 USD/thùng - giảm 69 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 1/2022): 81,4 USD/thùng - giảm 76 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 52,000 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua



Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

52,000

0,56

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 1/2022

ICE

81,4

-1,15

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 1/2022

Nymex

77,1

-1,62

USD/thùng


Bảng giá xăng dầu hôm nay: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Giá dầu giảm vào thứ Năm trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi xem các nhà sản xuất lớn phản ứng như thế nào trước việc các nước tiêu thụ lớn phát hành dầu thô khẩn cấp nhằm hạ nhiệt thị trường, ngay cả khi dữ liệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu tốt của Mỹ.

Giá dầu thô giao WTI của Mỹ giảm 9 cent, tương đương 0,1%, xuống 78,30 USD/thùng vào lúc 0h201 GMT, kéo dài mức lỗ 11 cent vào thứ Tư. giá dầu thô Brent giao sau giảm 5 cent xuống 82,20 USD/thùng, sau khi mất 6 cent vào thứ Tư.

Các nhà phân tích cho biết dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm thứ Tư cho thấy dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm nhiều hơn dự kiến ngay cả khi các kho dự trữ dầu thô tăng cho thấy thị trường cần thêm dầu thô.

Mỹ đã bổ sung thêm 400.000 thùng mỗi ngày nguồn cung mỗi tháng để giải quyết tình trạng cắt giảm sản lượng kỷ lục được thực hiện vào năm ngoái khi đại dịch hạn chế nhu cầu.

Nguồn tin nói với Reuters rằng OPEC + không thảo luận về việc tạm dừng tăng sản lượng dầu của mình, bất chấp quyết định của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác giải phóng kho dự trữ dầu khẩn cấp.

'Tay chơi mới' có liên hệ với CapitalLand và Masterise Group sắp mở ra cơ hội tái sinh cho toà tháp triệu USD giữa lòng Sài Gòn?

Sau một thập kỷ bị coi như “xác khô” giữa lòng Sài Gòn, sự xuất hiện của doanh nghiệp mới tại dự án Saigon One Tower khiến thị trường một lần nữa kỳ vọng vào cơ hội hồi sinh của toà tháp triệu USD. "Tay chơi mới" này có mối liên hệ đến hai tên tuổi khá lớn trên thị trường bất động sản là CapitalLand và Masterise Group.

Tọa lạc ngay trên khu đất vàng tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, quận 1 bên cạnh sông Sài Gòn, dự án Saigon One Tower từng được kỳ vọng sẽ trở thành một biểu tượng mới của Sài Gòn với độ cao 41 tầng.

Saigon One Tower có tên gọi cũ là Cao ốc Sài Gòn M&C, được khởi công xây dựng vào quý IV/2008 với tổng mức đầu tư 256 triệu USD, tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng, trên khu đất có diện tích 6.672 m2.

Chuyển động mới tại dự án Saigon One Tower, danh tính ông lớn đằng sau dần được hé lộ - Ảnh 1.

Phối cảnh cũ của dự án Saigon One Tower. (Nguồn: charmvit-tower.com).

Tại thời điểm khởi công, dự án được dự báo sẽ trở thành tòa nhà cao thứ ba Sài Gòn, chỉ sau Bitexco Financial Tower (68 tầng) và The One (55 tầng), trước khi Landmark 81 của Vingroup xuất hiện vào năm 2019.

Tuy nhiên vào cuối năm 2011, khi tiến độ dự án đã được khoảng 80% thì bất ngờ ngừng thi công do các nhà đầu tư không còn khả năng tài chính để xây tiếp. Trong 10 năm kể từ khi ngừng thi công, dự án từng được kỳ vọng dần hoang hoá và trở thành toà "xác khô" giữa lòng thành phố Sài Gòn.

Chuyển động mới tại dự án Saigon One Tower, danh tính ông lớn đằng sau dần được hé lộ - Ảnh 2.

Dự án Saigon One Tower nằm ngay cạnh tòa nhà Bitexco giữa lòng Sài Gòn. (Ảnh: Minh Hiền).

Cầm trong tay 1-2 tỷ, sử dụng đòn bẩy tài chính thế nào để mua đất vùng ven?

 Nếu như BĐS khu vực trung tâm TP HCM trải qua thời kỳ tăng trưởng nóng, giá đất đã neo cao và quỹ đất hạn hẹp, BĐS vùng ven là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư, từ đại gia đến người lao động.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/nguoi-dan-tat-bat-mua-bat-dong-san-sau-dich-ho-so-dat-dai-tang-manh-20211124165545129.htm

Bất động sản vùng ven ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, không chỉ riêng tệp khách hàng từ TP HCM. (Ảnh minh họa: Đ.D).

Nhiều năm qua, cùng với tiến trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế của "hạt nhân" TP HCM, bất động sản (BĐS) vùng ven cũng thay da đổi thịt, nhất là trong bối cảnh quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm, giá đã neo cao và các vấn đề liên quan đến pháp lý.

Giá căn hộ TP HCM sau thời gian trầm lắng bây giờ đã hình thành giá cao, một căn hộ ở được hiện nay có giá 40-50 triệu đồng/m2. Những căn hộ từng cao cấp trước đây giờ lại thuộc phân khúc trung cấp

Theo TS. Đinh Thế Hiển, trong những giai đoạn thị trường trầm lắng, nhà đầu tư thường lưu trú về những nơi giá trị đất không cao lắm để đầu tư trung hạn, trong khi giá nhà đất tại TP HCM đã quá cao và tiềm năng tăng trưởng cũng chậm hơn.

"Ở mọi giai đoạn, BĐS vùng ven không chỉ có lực hút đối với nhà đầu tư TP HCM. BĐS vùng ven có tính ổn định trong thời gian dài, phù hợp mọi đối tượng từ đại gia đến người lao động. Người có tiền biết 'đánh hơi' vùng nào tiềm năng và họ thường mua để dành 5-7 năm với kỳ vọng tăng giá nhiều lần. 

Còn người lao động muốn tìm chỗ an cư lạc nghiệp với khu đất 100-200 m2, có sân vườn thì vùng ven là lựa chọn vừa túi tiền với mục đích kép: Vừa có nơi ở, vừa tích lũy giá trị gia tăng của tài sản", ông Hiển nhận định.

Bùng nổ nguồn cung BĐS sau dịch, rót tiền vào phân khúc nào?

 Thị trường bất động sản đã có những tín hiệu tích cực về nguồn cung, song nhiều nhà đầu tư vẫn đang trong trạng thái dè chừng, nghe ngóng. Đa số họ đang quan tâm đâu sẽ là phân khúc hồi phục nhanh nhất trong thời gian tới.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/bat-dong-san-vao-thoi-ky-kho-luot-song-ra-tien-20211124112845482.htm

Bùng nổ nguồn cung BĐS sau dịch, đổ tiền vào phân khúc nào? - Ảnh 1.

Đất nền vùng ven được đánh giá là phân phúc tiềm năng sau dịch. (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Ngay sau khi việc đi lại giữa các tỉnh thành được nới lỏng, các nhà đầu tư đã bắt đầu quay trở lại thị trường bất động sản để tìm kiếm cơ hội.

Lượng tin rao bán nhà đất trên các kênh online trong tháng 10 đã ghi nhận tăng 135% so với tháng 9. Riêng TP HCM đã chứng kiến mức tăng vọt với 358%. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm mua nhà đất toàn quốc cũng tăng hơn 55% so với tháng trước, theo thống kê của Batdongsan.com.vn.

Những con số trên đang cho thấy những tín hiệu tích cực về cả nguồn cung và cầu trên thị trường sau một thời gian dài suy giảm. Có thể thấy, ở thời điểm hiện nay, cả người mua và người bán đều đã sẵn sàng để gặp nhau.

Tuy nhiên, tâm lý dè chừng, nghe ngóng vẫn chiếm chủ đạo. Do đó, điều mà rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm lúc này đó là phân khúc nào sẽ hồi phục nhanh nhất sau dịch và đâu là phân khúc còn tiềm năng tăng trưởng.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam, trong quý cuối năm, nguồn cung mới và sức mua về cơ bản sẽ tích cực hơn quý III, không chỉ riêng ở TPHCM mà cả các địa phương lân cận khác.

Nguồn cung mới ở phân khúc căn hộ dự báo có thể sẽ tăng nhẹ trong quý IV, tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với hai quý trước đó (khoảng 4.000 căn). Sức mua chung trong cũng sẽ diễn biến tương tự hoặc tăng nhẹ so với quý III, nhưng vẫn suy giảm so với quý I hoặc cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân do người mua bị ảnh hưởng về thu nhập, một số khác cũng đang thận trọng quan sát. Ngoài ra, thị trường thứ cấp chưa tích cực và việc này cũng tác động đến sức mua của thị trường sơ cấp.

"Điểm sáng của giai đoạn cuối năm vẫn dựa vào những người có tiềm lực tài chính lựa chọn bất động sản là kênh hàng đầu để đầu tư lâu dài và đa dạng hoá/bảo toàn giá trị tài sản", vị này nói.

'Tay chơi mới' có liên hệ với CapitalLand và Masterise Group sắp mở ra cơ hội tái sinh cho toà tháp triệu USD giữa lòng Sài Gòn?

  Sau một thập kỷ bị coi như “xác khô” giữa lòng Sài Gòn, sự xuất hiện của doanh nghiệp mới tại dự án Saigon One Tower khiến thị trường một lần nữa kỳ vọng vào cơ hội hồi sinh của toà tháp triệu USD. Đáng chú ý, "tay chơi mới" này có mối liên hệ đến hai tên tuổi khá lớn trên thị trường bất động sản là CapitalLand và Masterise Group.

Từ toà tháp biểu tượng mới của Sài Gòn đến "xác khô" cõng món nợ khổng lồ giữa lòng thành phố

Tọa lạc ngay trên khu đất vàng tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, quận 1 bên cạnh sông Sài Gòn, dự án Saigon One Tower từng được kỳ vọng sẽ trở thành một biểu tượng mới của Sài Gòn với độ cao 41 tầng.

Saigon One Tower có tên gọi cũ là Cao ốc Sài Gòn M&C, được khởi công xây dựng vào quý IV/2008 với tổng mức đầu tư 256 triệu USD, tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng, trên khu đất có diện tích 6.672 m2.

Chuyển động mới tại dự án Saigon One Tower, danh tính ông lớn đằng sau dần được hé lộ - Ảnh 1.

Phối cảnh cũ của dự án Saigon One Tower. (Nguồn: charmvit-tower.com).

Tại thời điểm khởi công, dự án được dự báo sẽ trở thành tòa nhà cao thứ ba Sài Gòn, chỉ sau Bitexco Financial Tower (68 tầng) và The One (55 tầng), trước khi Landmark 81 của Vingroup xuất hiện vào năm 2019.

Tuy nhiên vào cuối năm 2011, khi tiến độ dự án đã được khoảng 80% thì bất ngờ ngừng thi công do các nhà đầu tư không còn khả năng tài chính để xây tiếp. Trong 10 năm kể từ khi ngừng thi công, dự án từng được kỳ vọng dần hoang hoá và trở thành toà "xác khô" giữa lòng thành phố Sài Gòn.

Còn tiếp....

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tay-choi-moi-co-lien-he-voi-capitalland-va-masterise-group-sap-mo-ra-co-hoi-tai-sinh-cho-toa-thap-trieu-usd-giua-long-sai-gon-20211119121845317.htm

Thứ Tư

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá dầu tăng trở lại sau phiên giảm hôm qua

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục trong phiên giao sáng nay tăng trở lại sau phiên giảm trước đó nhờ vào nguồn cung ổn định.

Giá dầu chủ yếu ổn định vào thứ Tư khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược do Mỹ dẫn đầu và chuyển sang tập trung vào cách các nhà sản xuất sẽ phản ứng như thế nào.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-25-11-gia-dau-tang-tro-lai-sau-phien-giam-hom-qua-20211125090707451.htm



Giá dầu thô Brent giảm 6 cent xuống 82,25 USD/thùng, trong khi giá dầu thô giao sau WTI của Mỹ giảm 11 cent xuống 78,39 USD/thùng.

Mỹ cho biết họ sẽ giải phóng hàng triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ chiến lược phối hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để cố gắng hạ nhiệt giá sau khi OPEC + phớt lờ lời kêu gọi bơm thêm.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Koichi Hagiuda cho biết Nhật Bản sẽ giải phóng “vài trăm nghìn kilô lít” dầu từ kho dự trữ quốc gia của mình, nhưng thời điểm vẫn chưa được quyết định.

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hôm thứ Tư, một số quốc gia đã không có quan điểm hữu ích về giá dầu và khí đốt, đồng thời cho biết nguồn cung không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.

Các nhà phân tích cho biết tác động lên giá cả có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau nhiều năm đầu tư sụt giảm và sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu từ đại dịch COVID-19.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết việc phát hành phối hợp có thể bổ sung khoảng 70 đến 80 triệu thùng dầu thô, nhỏ hơn so với hơn 100 triệu thùng mà thị trường đang định giá, các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết.

Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 1 triệu thùng trong tuần trước, so với kỳ vọng giảm 481.000 thùng của các nhà phân tích

Khu vực nổi bật nhất ở Đà Nẵng đang hút dòng tiền lớn từ doanh nghiệp đổ về đầu tư

 Khu vực Tây Bắc của TP Đà Nẵng được đầu tư hạ tầng mạnh mẽ và quy hoạch bài bản về phát triển công nghiệp công nghệ cao, đô thị, cảng biển, kéo theo đó hàng loạt doanh nghiệp lớn tìm đến rót hơn tỷ USD để kinh doanh.

Khu vực nổi bật nhất ở Đà Nẵng đang hút dòng tiền lớn từ doanh nghiệp đổ về đầu tư - Ảnh 1.

Khu vực Tây Bắc Đà Nẵng từ vị trí sông Cu Đê nhìn về trung tâm thành phố. (Ảnh: CTV).

Tây Bắc Đà Nẵng gồm quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, liền kề núi Hải Vân, bãi biển Xuân Thiều, là cửa ngõ ra các tỉnh, thành phía Bắc.

Về hạ tầng giao thông, điểm nhấn phát triển nơi đây phải kể đến đầu tiên là Đà Nẵng đầu tư tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài hơn 3,2 km, rộng 39 m, 4 làn xe với tổng vốn đầu tư hơn 153 tỷ đồng. 

Năm 2018, tuyến đường khánh thành đưa vào sử dụng đã hoàn chỉnh việc kết nối giao thông từ tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Quốc lộ 1A đến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan. Bên cạnh đó, tuyến đường đã thu hẹp khoảng cách khu vực Tây Bắc đến trung tâm Đà Nẵng từ 23 km xuống còn 11 km.

Hiện nay, Đà Nẵng đang xây dựng dự án trọng điểm là đường Vành đai phía Tây dài hơn 19 km với tổng vốn đầu tư 1.134 tỷ đồng. Dự án đi qua địa bàn 5 xã của huyện Hòa Vang, có điểm cuối tại Km 19+177 nối trục đường chính của Khu công nghệ thông tin tập trung; dự án đường Vành đai phía Tây 2 gồm hai công trình với tổng mức đầu tư 61,37 triệu USD, trong đó riêng tuyến đường dài hơn 14 km, có điểm đầu tại nút giao quốc lộ 14B (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) đến nút giao đường tránh nam hầm Hải Vân (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang).

Khu vực Tây Bắc này cũng hưởng lợi hạ tầng mạnh mẽ khi Trung ương xây dựng tuyến đường cao tốc La Sơn - Túy Loan có tổng chiều dài 77,5 km, bắt đầu từ ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) và kết thúc tại nút giao Túy Loan (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), nối với đầu tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Dự kiến, việc nghiệm thu dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ được tiến hành trong tháng 12/2021.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/khu-vuc-noi-bat-nhat-o-da-nang-dang-hut-dong-tien-lon-tu-doanh-nghiep-do-ve-dau-tu-20211124200402224.htm

Dòng vốn 3.400 tỷ đồng chảy về dự án tại Mũi Né của Sunshine Homes

Trong tháng 10, Sunshine Home - Thành viên của Sunshine Group đã có hai đợt huy động trái phiếu với tổng giá trị 3.400 tỷ đồng để đầu tư cho dự án tại Mũi Né, Bình Thuận.

CTCP Chứng khoán KS và CTCP Chứng khoán Nhất Việt vừa thu xếp cho CTCP Sunshine Homes (mã chứng khoán: SSH) phát hành thành công lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào 28/10/2023.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm, kỳ trả lãi 12 tháng/lần, lãi suất cố định 11%/năm.

Sunshine Homes cho biết, số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến được sử dụng để thực hiện hợp đồng thi công với CTCP Tập đoàn Sunshine Sài Gòn nhằm triển khai các hạng mục tại dự án golf Hòn Rơm do Công ty TNHH Phát triển S.I làm chủ đầu tư. 

Dòng vốn 3.400 tỷ đồng chảy về dự án Mũi Né của Sunshine Homes - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Sunshine Heritage Mũi Né. (Nguồn: Sunshine Group).

Dự án gần 1.200 tỷ đồng tại Phú Thọ sắp về tay nhóm Bách Việt (BV Group)

 Dự án khu nhà ở tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng đã được hoàn thành mở thầu với duy nhất một nhà đầu tư tham gia là liên danh Tập đoàn Bách Việt (BV Group) cùng hai đơn vị thành viên.

Dự án gần 1.200 tỷ đồng tại Phú Thọ sắp về tay nhóm Bách Việt - Ảnh 1.

Một góc thị trấn Thanh Ba. (Ảnh: Báo Phú Thọ).

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ vừa hoàn thành mở thầu cho dự án Khu nhà ở đô thị Thanh Ba, trong đó chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia là liên danh CTCP Tập đoàn Bách Việt (BV Group) cùng hai công ty con là CTCP BV Land và CTCP Đầu tư Xây dựng Lilama (Lilama Invest).

Dự án được nhắc đến có vị trí tại thị trấn Thanh Ba và xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba với quy mô gần 23 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.180 tỷ đồng.

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm đối với đất thương mại, dịch vụ; lâu dài đối với đất ở. Theo kế hoạch, từ quý III/2021 - quý III/2022, UBND tỉnh sẽ chấp thuận chủ trương đầu tư và tổ chức lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án.  

Đến giai đoạn từ quý IV/2022 - quý IV/2026, dự án sẽ được đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc; tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa các công trình vào sử dụng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/du-an-gan-1200-ty-dong-tai-phu-tho-sap-ve-tay-nhom-bach-viet-bv-group-20211123174036739.htm

Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Giá dầu tiếp tục giảm do Mỹ giải phóng hàng tồn kho

Giá xăng dầu hôm nay 24/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục trong phiên giao sáng nay tiếp tục giảm sau khi đã giảm hôm qua do Mỹ giải phóng hàng tồn kho ra thị trường.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-24-11-gia-dau-tiep-tuc-giam-do-my-giai-phong-hang-ton-kho-20211124090812418.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 24/11 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 78,5 USD/thùng - giảm 68 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 1/2022): 82,2 USD/thùng - giảm 67 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 51,210 JPY/thùng - tăng 150 JPY so với phiên ngày hôm qua



Tổng thống Joe Biden hôm thứ Ba cho biết chính quyền sẽ khai thác Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược như một phần trong nỗ lực toàn cầu của các quốc gia tiêu thụ năng lượng nhằm làm dịu đà tăng nhanh chóng của giá nhiên liệu vào năm 2021.

Bảng giá xăng dầu hôm nay: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng từ SPR. Trong tổng số đó, 32 triệu thùng sẽ được trao đổi trong vài tháng tới, trong khi 18 triệu thùng sẽ là sự tăng tốc của việc bán đã được ủy quyền trước đó.

Giá dầu thô của Mỹ giảm 1,9% xuống mức thấp nhất trong phiên là 75,30 USD/thùng sau thông báo này, trước khi phục hồi những khoản lỗ đó và chuyển sang vùng tích cực.

Hợp đồng cuối cùng giao dịch cao hơn 2,5% ở mức 78,67 USD/thùng. Giá dầu thô đứng ở mức 82,31 USD/thùng, tăng 3,2%.

Giá máy bơm đã theo đà tăng và dao động quanh mức cao nhất trong bảy năm. Theo AAA, mức trung bình quốc gia cho một gallon xăng là 3,409 USD vào thứ Hai, tăng từ 2,11 USD một năm trước. AAA cho biết, giá dầu thô chiếm từ 50% đến 60% số tiền mà người tiêu dùng phải trả để đổ đầy bồn chứa của họ.

Khu dày đặc cao ốc ở quận Thanh Xuân sắp có hai tuyến đường hoàn thành cải tạo, mở rộng

 Hai tuyến đường Vũ Trọng Phụng và Lê Văn Thiêm đang được cải tạo, mở rộng sắp hoàn thiện ở khu vực dày đặc cao ốc của quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Khu dày đặc cao ốc ở quận Thanh Xuân sắp có hai tuyến đường hoàn thành cải tạo mở rộng - Ảnh 1.

Thanh Xuân Trung và Nhân Chính là hai phường có mật độ chung cư dày đặc của quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đáng chú ý là tại khu vực này, các tuyến đường ở khu vực dày đặc chung cư này khá nhỏ hẹp, đơn cử như Nguyễn Tuân, Lê Văn Thiêm, Ngụy Như Kon Tum, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng. Trong ảnh: Khởi công vào năm 2018, dự án cải tạo, mở rộng đường Vũ Trọng Phụng sắp hoàn thành - đây là tuyến đường được mệnh danh "con đường đau khổ" khi thường xuyên ùn tắc giao thông.

Khu dày đặc cao ốc ở quận Thanh Xuân sắp có hai tuyến đường hoàn thành cải tạo mở rộng - Ảnh 2.

Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch phố Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân nằm trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung, dự án diện tích thu hồi GPMB là 9.283m2 chiều dài tuyến khoảng 434m, bề rộng mặt cắt ngang là 20m.

Khu dày đặc cao ốc ở quận Thanh Xuân sắp có hai tuyến đường hoàn thành cải tạo mở rộng - Ảnh 3.

Dự án này ảnh hướng tới tổng số khoảng 83 hộ dân và 8 tổ chức (tổng diện tích đất thu hồi 9.283 m2), dự kiến bố trí nhà tái định cư khoảng 50 hộ. Dự án có kinh phí thực hiện công tác GPMB tạm tính khoảng 296 tỷ đồng. Sau nhiều vướng mắc về mặt bằng, hiện dự án đang chuẩn bị hoàn thiện để thông xe.

Khu dày đặc cao ốc ở quận Thanh Xuân sắp có hai tuyến đường hoàn thành cải tạo mở rộng - Ảnh 4.

Phần lòng đường Vũ Trọng Phụng mở rộng đã được thảm nhựa.

Còn tiếp...

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/khu-day-dac-cao-oc-o-quan-thanh-xuan-sap-co-hai-tuyen-duong-hoan-thanh-cai-tao-mo-rong-2021112209225342.htm

Thứ Ba

Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy làm khu dân cư thương mại 2.400 tỷ đồng tại TP Thanh Hóa

Ngày 22/11, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú (nay là phường Quảng Phú), TP Thanh Hóa.

Theo đó, quy mô dự án khoảng 39,69 ha; với tính chất khu dân cư kết hợp trường học, thương mại - dịch vụ tổng hợp, bãi đỗ xe.

Nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy - CTCP TASCO. Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án không quá 54 tháng.

Tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 2.404,7 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, GPMB là 151,7 tỷ đồng; chi phí thực hiện dự án là 2.256 tỷ đồng. 

Giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước (độc lập với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp theo quy định) là 59,4 tỷ đồng. 

Trước đó, tháng 4/2020, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá đã có thông báo sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú.

Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy làm khu dân cư thương mại 2.400 tỷ đồng tại TP Thanh Hóa - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Truyền hình Thanh Hóa).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/lien-danh-tasco-ngoc-sao-thuy-lam-khu-dan-cu-thuong-mai-2400-ty-dong-tai-tp-thanh-hoa-20211123150559201.htm

Thứ Hai

Vincom Retail tập trung phát triển các TTTM lớn, tự tin duy trì hoạt động dù dịch kéo dài nhờ nguồn tiền mặt dồi dào

Giai đoạn 2021 - 2026, Vincom Retail định hướng phát triển các TTTM lớn như Vincom Center, Vincom Mega Mall. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, doanh nghiệp cho biết có thể hoạt động bình thường ít nhất một năm từ nguồn tiền mặt dồi dào mà không cần tài chính bên ngoài.

Tập trung phát triển Vincom Center và Mega Mall tạo lợi thế dài hạn cho Vincom Retail

Giai đoạn năm 2010 - 2020, Vincom Retail thực hiện chiến lược mở rộng phạm vi phủ sóng TTTM, đảm bảo vị thế và quỹ đất thông qua loại hình Vincom Plaza, hướng đến khách hàng phổ thông ở những nơi có mật độ dân cư cao nằm ở ngoài trung tâm TP HCM, Hà Nội hay những vị trí đắc địa ở các tỉnh thành khác. 

Đến giai đoạn năm 2021 - 2026, theo kế hoạch của Ban lãnh đạo, trọng tâm phát triển sẽ là loại hình TTTM lớn như Vincom Center và Vincom Mega Mall. Doanh nghiệp muốn mở mới 27 Vincom Mega Mall và hai Vincom Center, nâng tổng số TTTM của hai loại hình này lên lần lượt là 31 và 9 TTTM. 

Vincom Mega Mall Smart City cũng sẽ mở cửa một số gian hàng thiết yếu từ quý IV/2021 và mở cửa hoàn toàn vào năm 2022. TTTM này có quy mô tổng diện tích sàn xây dựng 68.000 m2 và 49.000 m2 diện tích sàn sử dụng - được kỳ vọng sẽ tạo nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Vincom Retail: Hoạt động bình thường bất chấp dịch bệnh nhờ tài chính dồi dào, tiếp kế hoạch mở mới TTTM - Ảnh 1.

Kế hoạch mở mới TTTM giai đoạn 2021 - 2026 của Vincom Retail. (Nguồn: Chứng khoán MBS).

Theo đánh giá của MBS, chiến lược trên của Vincom Retail sẽ mang lại triển vọng tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp bởi thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển hơn do đó nhu cầu về TTTM lớn và tích hợp sẽ tăng lên. Ngoài ra, các TTTM lớn thu hút các thương hiệu quốc tế và khách thuê cố định có sức chống chịu tốt hơn với các gián đoạn như thời điểm dịch.

Bên cạnh đó, Vincom Retail đang có lợi thế rất lớn từ hệ sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như TTTM Vincom Mega Mall Ocean Park (tháng 12/2020) hay sắp triển khai như VMM Smart City (kỳ vọng quý IV/2021), Vincom Plaza Mỹ Tho, Bạc Liêu, VMM Grand Park (kỳ vọng 2022). 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/vincom-retail-tap-trung-phat-trien-cac-tttm-lon-tu-tin-duy-tri-hoat-dong-du-dich-keo-dai-nho-nguon-tien-mat-doi-dao-20211122002808423.htm

Chủ Nhật

Nhiều cơ sở công nghiệp, hầu hết trường học và bệnh viện thuộc diện di dời vẫn nằm trong nội đô

 Sau nhiều năm, việc di chuyển trường học, bệnh viên, các cơ sở công nghiệp ô nhiễm ra khỏi nội đô Hà Nội vẫn chậm.

>>>Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chu-de/quy-hoach-ha-noi-10-nam-nhin-lai-1296.htm

Di chuyển trường học, bệnh viện, các cơ sở công nghiệp ô nhiễm ra khỏi nội đô: 6 năm vẫn... rất chậm! - Ảnh 1.

Bệnh viện Bạch Mai trên đường Giải Phóng. (Ảnh: Hạ Vũ).

Chủ trương di dời trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn ra ngoài khu vực trung tâm được thông qua tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Năm 2010, UBND TP Hà Nội cũng đã làm việc với các bộ ngành liên quan về việc thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong việc di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra ngoài nội thành Hà Nội.

Theo đó, 13 cơ sở y tế phải di dời gồm: BV Bạch Mai, BV Hữu Nghị, BV Nhi TƯ, BV Phụ sản TƯ, BV Tai Mũi Họng TƯ, BV Lao và bệnh phổi TƯ, BV Châm cứu TƯ, BV Y học cổ truyền TƯ, BV Nội tiết, BV Mắt TƯ, BV Đại học Y Hà Nội, BV K, BV Việt Đức.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/nhieu-co-so-cong-nghiep-hau-het-truong-hoc-va-benh-vien-thuoc-dien-di-doi-van-nam-trong-noi-do-20211024114200606.htm


Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...