Thứ Năm

Loạt doanh nghiệp 'phá băng' thị trường BĐS, góp làn gió mới vào diện mạo Hà Nội 10 năm qua

  Nhìn lại 10 năm trước, trong khi nhiều đại gia địa ốc Hà Nội thời đó sa lầy trong gánh nặng tài chính, thị trường lần lượt xuất hiện các tên tuổi mới với quy mô tăng trưởng nhanh chóng. Nhóm Vingroup, họ Sunshine, Sungroup, BRG ... dần trở thành các "sếu đầu đàn" dẫn dắt thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản phát triển nhanh chóng từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (2007) nhờ đón nhận làn sóng đầu tư lớn sau hội nhập, tăng trưởng tín dụng cao, thị trường chứng khoán phát triển cực thịnh.

Nguồn vốn thặng dư lớn chuyển dịch từ thị trường chứng khoán sang thị trường bất động sản kéo theo cơn sốt đất với giá nhà đất tăng cao từ 50 - 100%. Nhu cầu thị trường có sự chuyển đổi từ nhà mặt tiền, nhà phố sang căn hộ cao cấp và biệt thự.

Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực (2007), cùng sự ra đời của các hành lang pháp lý như Luật Đăng ký bất động sản, Luật thuế sử dụng đất, Luật Nhà ở, chính sách áp dụng cho Việt kiều mua nhà… thu hút sự tham gia đông đảo của giới đầu cơ lướt sóng.

Đây là giai đoạn huy hoàng của loạt "ông lớn" địa ốc vang bóng một thời như Sudico, Bitexco, Nam Cường, Geleximco, HUD, Vinaconex… trước khi bong bóng bất động sản đổ vỡ năm 2011.

Loạt doanh nghiệp 'phá băng' thị trường BĐS, góp làn gió mới vào diện mạo Hà Nội 10 năm qua - Ảnh 1.

Toà nhà Sông Đà nằm cạnh dự án The Manor do Sudico làm chủ đầu tư. (Ảnh: ToanhaHanoi.com).

Đơn cử như Sông Đà Sudico hơn chục năm về trước nổi lên là một đại gia trong làng bất động sản quỹ với quỹ đất khổng lồ tại nhiều dự án lớn.

Doanh nghiệp từng là chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh có quy mô hơn 280 ha (huyện Hoài Đức, Hà Nội) - được ví là "thiên đường cuộc sống" giai đoạn 2004 -2005. Các sản phẩm biệt thự, liền kề tại đây làm mưa làm gió trên thị trường với giá chào bán có khi lên tới 50-60 triệu đồng/m2 vào thời điểm đó.

Tuy nhiên trước những áp lực nợ vay của doanh nghiệp và tình trạng tiêu cực nói chung của thị trường bất động sản sau giai đoạn 2011, Sudico đã dần phải bán bớt các phần tại đại dự án nêu trên cho các chủ đầu tư thứ cấp.

Tương tự, Tập đoàn Bitexco ghi dấu ấn qua hàng loạt công trình tầm cỡ. Tại Hà Nội, doanh nghiệp ghi dấu nhờ dự án Khách sạn 5 sao JW Marriott cùng đại dự án The Manor Mỹ Đình – TTTM The Garden.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/loat-doanh-nghiep-pha-bang-thi-truong-bds-gop-lan-gio-moi-vao-dien-mao-ha-noi-10-nam-qua-20211125172733112.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...