Thứ Tư

Khoản nợ nào sẽ được VAMC ưu tiên mua theo giá thị trường?

VAMC cần ưu tiên mua theo giá thị trường đối với các khoản có số dư nợ gốc, chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt nhằm giảm thiểu chi phí theo dõi, quản lý, giám sát đối với khách hàng vay, tài sản bảo đảm.
khoan no nao se duoc vamc uu tien mua theo gia thi truong
Khoản nợ nào sẽ được VAMC ưu tiên mua theo giá thị trường?
Với mục tiêu duy trì nợ xấu ở mức an toàn và phát huy vai trò của VAMC trong việc xử lý nợ xấu, đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đưa ra một số giải pháp.

Ưu tiên mua các khoản nợ có dư nợ lớn và đã chuyển đổi thành trái phiếu đặc biệt

Đề án nêu rõ, VAMC cần ưu tiên mua theo giá thị trường đối với các khoản có số dư nợ gốc có giá trị lớn nhằm giảm thiểu chi phí theo dõi, quản lý, giám sát đối với khách hàng vay, tài sản bảo đảm cho VAMC. Đồng thời cũng ưu tiên chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá thị trường.
VAMC có thể lựa chọn mua theo từng khoản nợ xấu hoặc mua theo lô để đẩy nhanh quá trình mua bán và xử lý nợ xấu. Giá mua sẽ được VAMC và tổ chức tín dụng (TCTD) tự thoả thuận trên cơ sở kết quả định giá, khả năng phát mại tài sản bảo đảm, hoặc triển vọng thu hồi khả năng trả nợ của khách hàng, hoặc khả năng bán khoản nợ cho nhà đầu tư.
Việc xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý. VAMC phải thống nhất với TCTD dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.

VAMC được duyệt phương án tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng

Theo đề án, VAMC được phép tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng (lộ trình đến 2020) để bổ sung nguồn vốn mua nợ xấu theo giá thị trường. Đồng thời bổ sung cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và nâng cao năng lực tài chính, uy tín thị trường nhằm triển khai việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường.
VAMC cũng được trích vào chi phí hàng năng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (tổng mức trích quỹ này tối đa bằng vốn điều lệ VAMC được cấp) trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng thu – chi.
Riêng đối với những khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nợ xấu theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương rà soát, xây dựng lộ trình và bố trí nguồn để trả nợ TCTD.
Đối với nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm xác định định hướng hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý phù hợp. Trong đó, các biện pháp được đề cập là xử lý dứt điểm tài sản bảo đảm của khoản nợ; trường hợp tiếp tục duy trì hoạt động thì cho phép TCTD chuyển nợ thành vốn góp hoặc bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp để có nguồn trả nợ TCTD; cho phá sản doanh nghiệp để TCTD thu hồi khoản nợ liên quan.
Ngoài ra, đề án cũng đề cập giải pháp thành lập các tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng để chỉ đạo xử lý các khoản nợ xấu có mức dư nợ lớn. Các tổ công tác sẽ phối hợp trực tiếp với VAMC, TCTD, DATC và các tổ chức liên quan để đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...