Thứ Năm

Lương công chức 2018 : Cần kiểm soát giá không cho chạy trước lương



Cần tăng kiểm soát để “giá không chạy trước lương”. Trong ảnh là hoạt động mua bán tại siêu thị Big C. Ảnh: K.H
Ngày 13.11, Quốc hội thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, trong đó chấp thuận điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng từ ngày 1.7.2018.
Xem thêm :tăng lương 2018 cho cán bộ công chức
Về lý thuyết, đây là tin mừng với hàng triệu công chức, nhưng cũng không ít người lo ngại, lương chỉ tăng danh nghĩa trong khi người lao động (NLĐ) chỉ quan tâm tới thu nhập thực tế.

Mới chỉ tăng lương danh nghĩa

Trao đổi với PV Báo Lao Động, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, việc tăng lương cơ bản là cần thiết và là “tin vui” với công chức và những người được tăng lương. Tuy nhiên, ngay cả với những người được tăng lương, “cái họ quan tâm vẫn là thu nhập thực tế, còn lương cơ bản mới chỉ là lương danh nghĩa” và việc tăng lương này nếu không đi kèm với kiểm soát lạm phát và bình ổn giá thì tăng cũng như không.
Chuyên gia này cũng nhận định, việc tăng lương cơ bản trên hiện mới chỉ dựa vào quy luật của giá mà không dựa trên năng suất lao động, trong khi theo quy luật, tốc độ tăng tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động nên về lâu dài cần xem xét lại vấn đề trên.

Còn theo ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng vụ Ngân sách (Bộ Tài chính)- việc điều chỉnh lương cơ sở từ ngày 1.7 dù ít nhiều làm tăng chi thường xuyên so với năm 2017 nhưng không ảnh hưởng tới dự toán ngân sách chung của cả năm. So với năm ngoái, số người được tăng lương theo quyết định này có giảm nhẹ và vào khoảng 6 triệu người, trong đó công chức có khoảng 400.000 người, viên chức có trên dưới 2 triệu người còn lại là người về hưu, người có công...

NLĐ thuộc khối DN không nằm trong đối tượng thụ hưởng của lần điều chỉnh lương này. Khi quyết định tăng lương, Quốc hội đã chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải tiết kiệm để lo lương cho cán bộ. Cụ thể, chi thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương gần như không đổi và các đơn vị phải tự cơ cấu lại bằng cách tiết kiệm trong chi thường xuyên để tăng lương.

Cần kiểm soát lạm phát để tăng lương thực chất

Phân tích về mức độ ảnh hưởng của quyết định tăng lương này, nhiều chuyên gia cho rằng, mặt bằng giá sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì mức tăng giống năm 2017 và không quá nhiều. Bên cạnh đó, sức cầu của nền kinh tế đang yếu nên việc tăng lương với mức tăng thấp hầu như không có tác động đáng kể đến chỉ số giá, chủ yếu là tác động giá dịch vụ công.

Về lý thuyết, khi giá dịch vụ công tăng thì người dân sẽ phải tiết giảm chi tiêu ở các mặt hàng khác và nhờ tăng lương cơ sở, cán bộ công chức, viên chức sẽ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống; tiền lương tăng cũng sẽ bù đắp, giúp người dân có thêm nguồn kinh phí để chi tiêu nhiều hơn, hỗ trợ sức mua tăng lên. Tuy nhiên, do mức tăng lương không cao, đối tượng thụ hưởng chỉ nằm trong diện hưởng ngân sách nhà nước, công chức, người về hưu nên nhìn chung, tác động sẽ nhỏ.

Tuy nhiên, khả năng các tư thương có vin vào việc tăng lương để điều chỉnh tăng giá các mặt hàng hóa, dịch vụ vẫn có, đặc biệt là vào những dịp cao điểm như cuối năm, lễ tết. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định, hiện nay, các đợt tăng lương không liên tục như trước, mức tăng cũng thấp, chỉ khoảng 5-7%, mà hàng hóa lại dồi dào nên hiện tượng giá chạy trước lương không còn phổ biến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...