Thứ Ba

Hậu trường việc đưa bản quyền World Cup 2018 về Việt Nam

Đến giờ chót, tên tuổi 2 doanh nghiệp đồng hành cùng VTV trong việc mua bản quyền Wourlcup mới xuất hiện.
Chưa bao giờ, câu chuyện bản quyền World Cup 2018 lại nóng như hè năm nay ở Việt Nam. Cho đến 2/6, khi giải đấu chỉ gần 2 tuần nữa là khởi tranh, người hâm mộ vẫn chưa chắc chắn được thưởng thức một cách chính thức giải bóng đá cao cấp nhất cấp đội tuyển. 218 Trong tổng số 219 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc thành viên của FIFA lúc đó đã hoàn thành việc này. Nơi còn lại duy nhất là Việt Nam.
Càng đến sát ngày khởi tranh, không khí càng căng thẳng. Trên các mạng xã hội, ở đâu cũng bàn tán về bản quyền World Cup.
Việc đó chỉ được tháo gỡ vào phút chót, với sự xuất hiện của Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, đằng sau đó còn có sự góp sức của một ông lớn khác. Đó là Tập đoàn Viettel. Nhà mạng đã đồng hành cùng VTV suốt nhiều tháng với mục tiêu đem bản quyền World Cup 2018 về Việt Nam. Cách thức hỗ trợ của họ trong thương vụ này là góp vốn mua bản quyền, rồi khai thác để phát trên các hạ tầng của nhà mạng này.
Mô hình hợp tác này thực tế không xa lạ gì với châu Á. Tại Thái Lan, 9 đơn vị của nước này đã lập một nhóm để đàm phán bản quyền World Cup 2018. Quỹ này do King Power - doanh nghiệp của ông chủ sở hữu Leicester tại Premier League - đứng đầu.
Tổng số tiền mà 9 đơn vị này bỏ ra vào khoảng 1,4 tỉ baht Thái (chừng 44 triệu đôla). Singapore cũng đã mua được bản quyền 64 trận World Cup với mức giá 18 triệu đôla bằng sự hợp sức của ba hãng truyền thông lớn là Mediacorp, Singtel và StarHub.
Tập đoàn Vingroup và Viettel ồng hành cùng VTV suốt nhiều tháng với mục tiêu đem bản quyền World Cup 2018 về Việt Nam
Tập đoàn Vingroup và Viettel đồng hành cùng VTV với mục tiêu đem bản quyền World Cup 2018 về Việt Nam.
Trước đây, việc doanh nghiệp cùng tham gia với VTV đã diễn ra, nhưng đó là thời điểm giá bản quyền chưa leo thang chóng mặt như hiện nay. Như trường hợp của FPT ở World Cup 2006. Tuy nhiên, do không thể kinh doanh, họ đã nhượng lại toàn bộ cho VTV và HTV. Khi đó, mức giá chỉ khoảng 2 triệu đôla – bằng 1/7 con số năm nay (năm 2010 là 2,7 triệu đôl và năm 2014 là 7 triệu đôla).
Sau đó, không có doanh nghiệp nào muốn tham gia vào "trò chơi" có rủi ro tài chính cao và không thể đem lại lợi nhuận. Cũng vì thế, VTV với tư cách là đài truyền hình quốc gia là đơn vị duy nhất phải tìm mọi biện pháp gồng gánh, đem về bản quyền phát sóng phục vụ người hâm mộ Việt Nam qua 2 kỳ World Cup tiếp đó. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hà Nam – Trưởng Ban biên tập VTV – tất cả những kỳ đó VTV đều lỗ từ 40 đến 50%.
Chính vì vậy VTV không thể một mình đứng ra chấp nhận mức lỗ tài chính nếu buộc phải mua bản quyền. Sự tham gia của Viettel, cũng như Vingroup, vốn là những doanh nghiệp mong muốn phục vụ cộng đồng, cùng với kỹ năng kinh nghiệm đàm phán quốc tế, giúp cho những thương vụ bất khả thi kiểu này trở thành hiện thực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...