Thứ Sáu

Thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058 của Ngân hàng

Một trong những điểm nhấn tại Hội nghị sơ kết một năm triển khai Nghị định 42 về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 28-8-2018 là kết quả tháo gỡ nợ xấu cũng như đề xuất tăng vốn cho các ngân hàng nửa quốc doanh và quốc doanh. Trong khi hệ số an toàn vốn (CAR) của các tổ chức tín dụng cổ phần khá cao, thì của bốn ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank đều đang ngấp nghé 9%, tức sát quy định của cơ quan quản lý.
no xau con cao von ngan hang quoc doanh con thap
Việc tăng vốn cho các ngân hàng lớn đang ở trong thế bí. Ảnh: Nguyễn Nam.

Không thiếu phương thức để tăng vốn cho bốn ngân hàng trên, nhưng cách nào cũng vướng. Giữ lại lợi nhuận hàng năm (toàn bộ hoặc một phần), trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn thì không được Nhà nước (cụ thể ở đây là Bộ Tài chính) đồng ý. Bộ Tài chính muốn các ngân hàng trả cổ tức bằng tiền để còn có nguồn thu ngân sách.

Cách khác là Nhà nước thoái vốn, nhưng điều kiện và thủ tục thoái lại rất phức tạp. Nào là không được bán cổ phần thấp hơn thị giá trên sàn; phải nắm giữ ít nhất 12 tháng; người mua phải là những đối tác tên tuổi, uy tín, quy mô lớn từ các quốc gia phát triển. Những điều kiện này thật sự đang "trói tay" các ngân hàng. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank, cho biết hiện không thể tìm được đối tác từ các nền kinh tế phát triển chấp thuận trả cho cổ phiếu Vietcombank với mức gấp gần 4 lần giá trị sổ sách, tức ngang ngửa thị giá niêm yết. Thị giá cổ phiếu các ngân hàng hàng đầu khu vực, không chỉ Đông Nam Á mà cả châu Á, cao lắm cũng chỉ gấp 2 lần giá trị sổ sách. Còn đến bốn lần như Vietcombank thì họ lắc đầu.

BIDV cũng mất vài năm để tìm kiếm đối tác chiến lược, nhưng không ai trả mức giá xấp xỉ giá niêm yết hiện tại cả (trên 30.000 đồng/cổ phiếu). Agribank thì phải đến tháng 10 tới mới được phê duyệt phương án cổ phần hóa, và xác định giá trị doanh nghiệp phải kéo dài cả năm, nên sớm nhất việc IPO chỉ có thể diễn ra sau hai năm nữa, vào năm 2020.

Cách thứ ba là các ngân hàng phát hành cổ phiếu tăng vốn, bán bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữu, và Nhà nước nộp tiền mua. Cách này xem ra không khả thi vì ngân sách phải chi ra một khoản tiền không nhỏ. Đối với tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngân sách chỉ muốn thu vào, không muốn chi ra.

Việc tăng vốn cho các ngân hàng lớn, vì thế, đang ở trong thế bí.

Về nợ xấu, tại hội nghị NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đến ngày 30-6-2018 là 2,09% và con số tuyệt đối nợ xấu đã xử lý được 138.290 tỉ đồng. Tuy nhiên Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh tỷ lệ nợ xấu thực của ngành khoảng 6,6-6,7% tổng dư nợ, gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng, các khoản nợ xấu đã cơ cấu và nợ xấu tiềm ẩn.

Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 5-2018 là 6.723.248 tỉ đồng, tương đương 288 tỉ đô la Mỹ. Nợ xấu như thống đốc ước tính, vào khoảng 443.734-450.457 tỉ đồng. Lần ngược lại quá khứ, cách đây khoảng ba, bốn năm, các định chế quốc tế tính toán nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tầm 600.000 tỉ đồng. Nay chúng ta đã xử lý được gần 140.000 tỉ đồng, mà vẫn còn khoảng 450.000 tỉ đồng nợ xấu nữa. Phải thừa nhận họ tính toán tương đối chính xác.

Với tỷ lệ nợ xấu thật còn cao như vậy, quyết định của NHNN không điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho bất cứ ngân hàng nào từ nay đến cuối năm và định hướng giảm dần tăng trưởng tín dụng những năm sau là một động thái đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ cũng như nền kinh tế.

Trên thế giới ít có nước nào tỷ lệ tín dụng so với GDP cao như ở Việt Nam. GDP hiện nay của chúng ta ở tầm 240 tỉ đô la Mỹ, trong khi tín dụng lên tới 288 tỉ đô la Mỹ. Chúng ta đang cần 1,2 đô la Mỹ vốn vay ngân hàng để tạo ra 1 đô la Mỹ GDP. Con số này nói lên rất nhiều điều. Đó không chỉ là hiệu suất, sức cạnh tranh chưa cao của nền kinh tế, mà còn là sự lệch pha nghiêm trọng của thị trường tài chính, nơi thị trường vốn yếu ớt từ kênh chứng khoán đến trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Tất cả gánh nặng vốn đổ lên thị trường tiền tệ mà chủ yếu là các ngân hàng. Nếu tổng phương tiện thanh toán hàng năm không tăng, tức tiền không được "bơm" ra, thì kinh tế phát triển bằng gì? Còn nếu cứ tăng cung tiền, tăng tín dụng thì chẳng khác nào dồn nén lạm phát và nuôi dưỡng nợ xấu. Không thể có chuyện 100 đồng cho vay ra, ngân hàng thu hồi được trọn vẹn 100 đồng nợ gốc + lãi mà không có đồng nợ xấu nào.

Để cải cách kinh tế theo chiều sâu và bền vững, NHNN cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, độc lập hơn về hoạt động không chỉ của chính NHNN mà cả của các ngân hàng thương mại. Như một con người, thị trường vốn sẽ bắt buộc phải tự thân vận động để trưởng thành một khi chỗ dựa dẫm là thị trường tiền tệ không cho phép nó nữa. Điều này cần phải được nhìn nhận từ góc độ định hướng chiến lược, tầm nhìn và thực tiễn.

Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều ưu tiên sử dụng đồng nội tệ

Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều có những động thái ưu tiên sử dụng đồng nội tệ cho các giao dịch thương mại quốc tế.

Tăng cường sức mạnh các đồng nội tệ

Theo Reuters, tròn 1 năm trước, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga sẽ cắt giảm phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán của Mỹ.

cac nuoc chong do la hoa the nao
Trung Quốc đã kích hoạt dùng Nhân dân tệ cho các giao dịch dầu mỏ. (Ảnh minh họa: Sputniknews)

Tuyên bố này diễn ra sau khi Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng nước này, cụ thể là hạn chế đầu tư của Mỹ vào các công ty Nga.

Trước đó, Nga đã triển khai hệ thống thanh toán mới - "Mir" để giảm phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán của phương Tây, chẳng hạn như Visa và MasterCard.

Theo Hệ thống Thanh toán Quốc gia của Nga (NSPK), đến tháng 8/2017, đã có hơn 13,9 triệu thẻ "Mir" được phát hành tại Nga, bằng 10% dân số nước này.

Đã có hơn 380 ngân hàng hoạt động tại Nga chấp nhận thẻ "Mir".

Tất cả các điểm thương mại và dịch vụ tại Nga, gồm quán cà phê, cửa hiệu, nhà hàng và trạm xăng đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ "Mir"

Theo hãng tin RT của Nga, vào tháng 7/2018 VTB - một trong những ngân hàng lớn nhất của Nga - thông báo ngân hàng này đang tìm cách giảm các giao dịch đô la Mỹ tại Nga vì người dân nước này chọn sử dụng đồng rúp thay USD.

"Kể từ đầu năm 2018, mọi người dường như ít quan tâm đến việc gửi hay vay USD. Đây là một bước quan trọng giúp khắc phục hiện tượng đô la hóa trong ngành tài chính nước Nga," ông Andrey Kostin, Phó Chủ tịch VTB phát biểu tại một cuộc họp ở điện Kremlin.

Ông Kostin cho hay, VTB đã chuẩn bị một số đề xuất để thúc đẩy việc sử dụng đồng rúp trong các giao dịch thanh toán quốc tế.

Trong khi đó, Trung Quốc, ngoài việc đồng Nhân dân tệ được đưa vào giỏ tiền tệ chủ chốt toàn cầu, đã có những động thái nhằm quốc tế hóa Nhân dân tệ và hạn chế tình trạng đô la hóa.

Hãng tin sputniknews của Nga dẫn nguồn tin cho hay, tháng 3/2018 Trung Quốc đã kích hoạt đề xuất sử dụng đồng Nhân dân tệ cho các giao dịch dầu thô trên Sàn Giao dịch Năng lượng Quốc tế Thượng Hải.

Theo PGS. Evgeny Itzakov của Học Viện Kinh tế Quốc dân và Hành chính công (RANEPA), động thái của Trung Quốc có thể khiến nhiều nhà giao dịch phải bán USD và sử dụng đồng Nhân dân tệ, qua đó giúp tăng vị thế của đồng nội tệ Trung Quốc.

Một nguồn thạo tin của Reuters đánh giá, việc Trung Quốc sử dụng đồng Nhân dân tệ cho các giao dịch dầu thô được cho là dễ hiểu bởi quốc gia này là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Do đó, động thái này sẽ giúp tăng cường thanh khoản của đồng Nhân dân tệ trên thị trường toàn cầu.

Xóa bỏ sự "thống trị" của USD

Nguồn tin của Reuters cho hay, theo kế hoạch, Trung Quốc có thể sẽ khởi động việc mua dầu mỏ từ Nga và Angola bằng Nhân dân tệ.

Không riêng gì Trung Quốc, cả Nga và Angola cũng ủng hộ việc xóa bỏ sự thống trị của đồng USD trên toàn cầu.

Theo ông Sushant Gupta, giám đốc bộ phận nghiên cứu tư vấn năng lượng của Công ty nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie, việc đưa đồng Nhân dân tệ vào thanh toán các giao dịch dầu thô có thế gia tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc lên giá dầu thế giới, đồng thời giúp Chính phủ nước này thực hiện mục tiêu quốc tế hóa Nhân dân tệ.

Theo Tổ chức giao dịch toàn cầu (SWIFT), tính đến tháng 1/2018, Nhân dân tệ vẫn là đồng tiền thanh toán đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng tỷ trọng của Nhân dân tệ so với các đồng tiền khác giảm từ 2,5% xuống còn 1,7%.

Trong vòng hơn 1 năm qua, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp để ngăn dòng vốn đầu tư thất thoát khỏi Trung Quốc do lo ngại Nhân dân tệ mất giá.

Hãng Sputniknews dẫn nguồn tin cho biết, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất tìm cách sử dụng tiền tệ quốc gia để giao dịch dầu mỏ.

Các nhà thương mại Nga cũng đang đàm phán với các đối tác Trung Quốc về việc hợp tác thanh toán hợp đồng dầu mỏ bằng tiền tệ của Nga.

Nga và Trung Quốc đang chủ động giảm phụ thuộc vào USD cho các giao dịch thương mại song phương. Vào tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã tung ra hệ thống thanh toán PVP cho các giao dịch bằng Nhân dân tệ và đồng rúp. Theo đó, việc thanh toán cho hợp đồng dầu mỏ của Nga xuất sang Trung Quốc với khối lượng 60 triệu tấn (hệ mét) mỗi năm, có thể được thực hiện không qua trung gian thanh toán của Mỹ.

Theo Daily Express, trong phản ứng mới đây trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, quốc gia này sẵn sàng giao dịch thương mại với các đối tác khác.

"Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị giao dịch thương mại bằng tiền tệ quốc gia với các nước: Trung Quốc, Nga, Iran và Ukraine," Tổng thống Tayyip Erdogan cho hay.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn tăng gấp đôi thuế nhập khẩu nhôm và thép từ Thổ Nhĩ Kỳ lên lần lượt các mức là 20% và 50%. Động thái này khiến cho đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm xuống mức báo động.

Lên tiếng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran khẳng định sẽ tiếp tục giao thương với Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Mỹ nhằm ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.có thể tăng và khiến hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn.

Cảnh báo đáng sợ: Dịch bệnh châu Phi từ Trung Quốc vào Việt Nam

Bộ NN-PTNT vừa gửi công điện khẩn tới các tỉnh thành cùng bộ ban ngành yêu cầu cần chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.
Cụ thể, theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc.
Tính đến ngày 25/8/2018, tổng cộng đã có 4 ổ dịch Dịch tả lợn châu Phi được Trung Quốc báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con. Đáng chú ý, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hungary, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraine và Zambia báo cáo có dịch tả lợn châu Phi.
Công điện nêu rõ, bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra với đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã), xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Cảnh báo đáng sợ: Dịch bệnh châu Phi từ Trung Quốc vào Việt Nam
Bộ NN-PTNT vừa ra công điện khẩn yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát để tránh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào Việt Nam
Hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp phát qua biên giới, không rõ nguồn gốc, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật.

Dự án đứng yên, chủ đầu tư “mất tích”

Dù đã có những quy định khá chặt chẽ đối với loại hình nhà ở hình thành trong tương lai, nhưng người mua nhà luôn trong trạng thái thấp thỏm bởi những rủi ro rình rập như dự án chậm tiến độ, thấm chí không thể bàn giao nhà.
Nỗi sợ khi mua nhà hình thành trong tương lai
Chung cư Long Phụng Residence xây dựng nhiều năm nhưng chưa thể bàn giao cho người mua
Dự án đứng yên, chủ đầu tư "mất tích"
Mới đây, Công an TP.HCM đã phát lệnh truy nã ông Huỳnh Văn Ánh, Giám đốc Công ty địa ốc Bình Tân, chủ đầu tư chung cư Long Phụng Residence (quận Bình Tân, TP,HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì ông này đã bỏ trốn.
Cchung cư Long Phụng Residence tư cao 17 tầng với 105 căn hộ và một hầm để xe. Dự án được bắt đầu xây dựng từ năm 2010 và cam kết bàn giao nhà vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, khi dự xây dựng được khoảng 90% thì ngừng thi công và liên tục chậm tiến độ. Nhiều người mua đã đã đóng tiền cho chủ đầu tư đến 90%, 95% giá trị hợp đồng.
Khách hàng cho biết, lần gần nhất là tháng 4/2014, ông Huỳnh Văn Ánh, Giám đốc công ty, đã ra văn bản xin lỗi người mua nhà và cho biết đã tìm được nhà đầu tư thứ cấp giúp đỡ hoàn thiện dự án và xin lùi thời hạn giao nhà tới 30/4/2015. Nhưng từ đó đến nay, dự án bị vẫn bỏ hoang.
Đầu tháng 8/2018, hàng chục khách hàng mua nhà tại dự án này đã dọn đến ở tại công trình bất chấp dự án còn dang dở, chưa có điện nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Chị L, một khách hàng cho biết, dự án này đã đình trệ quá nhiều năm. Trong khi khách hàng phải thuê trọ, trả tiền lãi suất vay ngân hàng mua nhà mỗi tháng. Không những vậy, họ còn phát hiện chủ đầu tư bán một căn hộ cho nhiều người khác nhau. Hiện nay chủ đầu tư cũng bỏ trốn, khách hàng không biết cầu cứu ai nên phải vào ở để bảo đảm tài sản của mình.
Ngay sau khi phát hiện người dân vào ở trong công trình chưa hoàn thiện, đại diện UBND quận Bình Tân đã xuống vận động người dân không nên vào ở vì công trình hiện chưa có hệ thống điện, nước, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy.
Ghi nhận tại dự án Long Phụng Residence, do công trình bị bỏ hoang nhiều năm nên nhiều hạng mục đã xuống cấp. Phía ngoài cổng, có một nhóm dân quân phường túc trực để đảm bảo trật tự. Bên trong, có hai bảo vệ túc trực.
Con dao hai lưỡi
Câu chuyện của khách hàng mua nhà tại dự án Long Phụng Residence là điển hình của những rủi ro mà người mua có thể gặp phải khi mua nhà theo hình thức hình thành trong tương lai. Trước đó, nhiều dự án cũng khiến khách hàng khốn khó như Gia Phú (Thủ Đức), 584 Lilama SHB Building (quận Tân Phú), PetroVietnam Landmark (quận 2)…
Mua nhà hình thành trong tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng
Một điểm chung dễ nhận thấy ở các dự án hình thành trong tương lai là việc chủ đầu tư vừa huy động vốn của người mua nhà vừa mang dự án thế chấp để vay tiền ngân hàng.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết việc cho phép chủ đầu tư vừa vay vốn từ ngân hàng vừa huy động từ người dân là một lỗ hổng trong hệ thống tài chính của Việt Nam.
Ông Hiếu lấy ví dụ, ở bên Mỹ không có chuyện chủ đầu tư huy động vốn từ người dân để thực hiện dự án. Người dân Mỹ muốn mua một căn hộ có thể đóng 20%, 30% hoặc 50% giá trị của căn hộ đó. Tuy nhiên, nguồn tiền này phải bỏ trong một tài khoản phong tỏa và chủ đầu tư không được đụng đến. Cho đến khi người mua đóng đủ 100% giá trị căn hộ thì lúc đó ngân hàng và chủ đầu tư sẽ giải tỏa tài khoản này. Chủ đầu tư dùng tiền này để trả khoản vay cho ngân hàng, ngược lại ngân hàng sau khi nhận đủ tiền sẽ giải chấp dự án để chủ đầu tư có thể cấp sổ cho người mua.
Ở Việt Nam, chủ đầu tư vừa có thể thế chấp dự án để vay tiền ngân hàng vừa huy động vốn từ người mua. Nhiều trường hợp khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư đến 90% giá trị căn hộ nhưng dự án chậm tiến độ, thậm chí ngừng thi công. Lúc này, dự án trở thành nợ xấu và ngân hàng sẽ tiến hành siết nợ dù người dân đã đóng gần đủ giá trị căn hộ.
Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, so với tài sản đã có sẵn (có giấy chứng nhận sở hữu), thì việc thế chấp tài sản ở dự án nhà ở hình thành trong tương lai khá rắc rối và đồng hành nhiều rủi ro cho các bên do có nhiều chủ thể cùng tham gia tín dụng, nhưng có cùng mối quan hệ liên quan tài sản là dự án.
Chính vì cùng lúc một dự án phải gánh nhiều hình thức thế chấp tài sản song song tồn tại, nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu một chủ thể bị mất khả năng tài chính hoặc bị trục trặc vì những lý do nào đó, sẽ kéo theo nguy cơ ảnh hưởng đến dự án và chủ thể khác.
Nếu có vi phạm, bên nhận thế chấp phải xử lý tài sản là dự án, nhà ở thì mối quan hệ tín dụng liên quan sẽ trở nên gay gắt và đối đầu lợi ích với nhau, trong đó sẽ có bên phải trắng tay, đặc biệt là người mua nhà. Sự phức tạp về thế chấp này là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và còn nhiều kẽ hở, nên đây luôn là lĩnh vực nhiều rủi ro.
Theo luật sư Phượng, hiện nay, trên thị trường có nhiều chủ đầu tư lách luật mở bán dự án trước khi đủ điều kiện mở bán (có thông báo của Sở Xây dựng) bằng việc nhận đặt cọc, giữ chỗ, thông qua các văn bản thỏa thuận, xác nhận hay hợp đồng đặt cọc… để thu tiền của người mua. Tuy nhiên, đối với dự án đang thế chấp, đây là khoản thu không có sự chấp thuận của ngân hàng về việc không phải giải chấp, là khoản thu ngoài theo quy định của hợp đồng mua bán nhà ở, tức người mua thanh toán không đúng theo hợp đồng mua bán.
Vì vậy, dù trong hợp đồng mua bán nhà ở có quy định, các khoản thanh toán bằng hình thức đặt cọc, giữ chỗ được chuyển tiếp sang khoản thanh toán của hợp đồng mua bán nhà ở, nhưng đây chỉ là "thỏa thuận" xác nhận về việc "chuyển nợ" từ khoản phải thu này (giấy giữ chỗ, hợp đồng đặt cọc) sang khoản phải thu khác (hợp đồng mua bán nhà ở), nên nếu xảy ra tranh chấp hoặc khi người mua yêu cầu ngân hàng đền bù, ngân hàng có thể sẽ từ chối những khoản mà khách hàng đã nộp cho chủ đầu tư trước khi ký hợp đồng mua bán.
Tiến sĩ Hiếu cho rằng, có hai giải pháp để hạn chế rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai. Thứ nhất, cấm hẳn chủ đầu tư huy động vốn của người mua nhà. Khách hàng có thể đặt cọc trước một khoản nhất định nhưng tiền này phải phong tỏa và chủ đầu tư không được sử dụng đến.
Cách thứ hai nhẹ nhàng hơn, vẫn cho chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Tiền người dân đóng vào phải để thực hiện dự án mà họ mua chứ không phải mục đích khác của chủ đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện được cách này cân phải có sự minh bạch đến từ chủ đầu tư, ngân hàng và cả sự quản lý giám sát của cơ quan chức năng.

Thứ Năm

Giá heo (lợn) hơi hôm nay (31/8): Chấm dứt biến động tại cả ba miền

Giá heo (lợn) hơi hôm nay (31/8) tại miền Bắc sau những ngày biến động về giá thì đang dần ổn đinh hơn. Khu vực miền Trung và miền Nam cũng đang có xu hướng tương tự.
Giá heo hơi hôm nay (31/8) tại miền Bắc chấm dứt biến động, giá heo dần đi vào ổn định
Tại các tỉnh thuộc miền Bắc hôm nay, giá heo hơi giảm nhẹ vài nơi. Trong đó Yên Bái giảm từ 52.000 đồng/kg xuống còn 51.000 đồng/kg, Thái Bình cũng giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 51.000 đồng/kg.
Ngoài ra có một số địa phương tăng giá bán như Hòa Bình tăng lên 53.000 đồng/kg đến 54.000 đồng/kg, Quảng Ninh cũng nhích nhẹ lên 52.000 đồng/kg.
Toàn miền hiện giá lợn hơi xuất chuồng đang dao động từ 48.000 đồng/kg đến 54.000 đồng/kg.
Giá heo (lợn) hơi hôm nay (31/8) tại miền Trung, Tây Nguyên
Khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hôm nay đã chấm dứt chiều hướng giảm giá. Trong đó toàn miền có Quảng Bình giá heo hơi giảm nhẹ từ 51.000 đồng/kg xuống còn 50.000 đồng/kg, ngoài ra tại Hà Tĩnh cũng chỉ còn 48.000 đồng/kg.
Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên có thời điểm lên tới 53.000 đồng/kg đế 54.000 đồng/kg nay cũng đã ổn định ở mức 51.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.
Toàn khu vực dao động từ 46.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
gia heo lon hoi hom nay 318 cham dut bien dong tai ca ba mien
Giá heo hơi hôm nay (31/8) ổn định tại cả ba miền
Giá heo hơi hôm nay (31/8) tại miền Nam
So với xu hướng tăng đồng loạt của hôm qua, hôm nay giá heo hơi tại đây không có biến động đáng chú ý, toàn thị trường đang tương đối ổn định về giá bán và đa số các địa phương có mức giá bằng ngày trước đó.
Toàn miền chỉ có Đồng Nai giá heo giảm khoảng 500 đồng/kg nhưng mức giá phổ biến tại thủ phủ nuôi heo vẫn dao động quanh mức 50.000 đồng/kg. Còn tại TP HCM, giá heo hơi xuất chuồng cũng đạt từ 49.000 đồng/kg đến 51.500 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo toàn miền dao động từ 47.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra công văn hỏa tốc ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam
Do diễn biến phức tạp của tình hình Dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc cũng như chưa có vaccin phòng bệnh và thuốc đặc trị.
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam thông qua việc buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn nhập lậu, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi và thương mại quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra công văn khẩn gửi UBND các địa phương và các bộ ngành liên quan cùng ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch vào Việt Nam.
Trong đó có nêu cần tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam....
Tăng cường giám sát, theo dõi đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh có dấu hiệu điển hình của Dịch tả lợn châu Phi cần lấy mẫu gửi các cơ quan chức năng.... Ngoài ra, các bộ nghành cũng cần chung tay ngăn chặn nguy cơ xâm nghiễm bệnh dịch.

Venezuela sắp dùng vàng để thay thế các khoản tiết kiệm

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela tiếp tục làm rung chuyển đất nước, Tổng thống Nicolas Maduro cho biết ông sẽ dùng vàng để trả lương hưu như một kế hoạch để bảo vệ số tiền tiết kiệm của người dân khỏi lạm phát tăng cao.
tranh sieu lam phat venezuela tra luong huu bang vang
Venezuela sắp dùng vàng để thay thế các khoản tiết kiệm trong bối cảnh siêu lạm phát. (Nguồn: Bloomberg)

Theo Bloomberg, tờ giấy chứng nhận kèm theo 1,5 gram hoặc 2,5 gram vàng, sẽ là công cụ cho người nghỉ hưu và những người khác để tiết kiệm tiền và sử dụng như các dòng tín dụng để mua xe hơi và các mặt hàng khác, ông Maduro nói.

Theo một số nguồn tin, kế hoạch này sẽ được triển khai vào tháng tới.

Cụ thể, bắt đầu từ ngày 11/9, các chứng chỉ vàng sẽ được bán với giá khoảng 3.500 và 5.800 Bolivar tùy thuộc vào trọng lượng.

Vàng sẽ là một cách ổn định hơn cho người Venezuela nắm giữ các khoản tiết kiệm của họ vì lạm phát trong quốc gia này đã vượt 100.000%.

"Chúng tôi đã tìm ra công thức để tiến tới chủ nghĩa xã hội, bình đẳng và phát triển các lực lượng sản xuất quốc gia", Tổng thống Maduro khẳng định.

Trước đó, để chống lại lạm phát tăng cao, ông Maduro đã bỏ năm số 0 trên tờ tiền giấy của quốc gia. Đây là lần thứ hai một biện pháp như vậy được thực hiện trong thập kỷ qua tại Venezuela để đơn giản hóa các giao dịch.

Hồi đầu tháng này, ông Maduro cũng đã tuyên bố giảm giá đồng tiền tới 95% và tăng lương tối thiểu hơn 3.000%. Các quyết định này là một sự ngầm chấp nhận về tỷ giá hối đoái của thị trường chợ đen.

Hãng tin Reuters đã trích dẫn một cuộc khảo sát hàng năm vào hồi tháng 2 cho thấy gần 90% dân số Venezuela sống trong nghèo đói.

Bởi vậy, đã có những cuộc di cư hàng loạt sang các nước láng giềng khiến Peru vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp về vùng biên giới phía bắc vào hôm qua (28/8) khi hàng ngàn người Venezuela đang cố gắng nhập cảnh.

Ngoài ra, Tổng thống Maduro cũng bổ nhiệm ông William Contreras làm người đứng đầu Bộ Nội vụ mới thành lập. Theo đó, ông Contreras cũng giữ chức Giám đốc cơ quan định giá của Venezuela.

Giá thép xây dựng hôm nay (30/8) tiếp tục đà đi xuống

Giá thép xây dựng hôm nay (30/8) tiếp tục đà đi xuống khi giảm hơn 2% vào sáng nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá thép vẫn được hỗ trợ bởi quy định thắt chặt sản lượng của Trung Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường.
Giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm mạnh 91 nhân dân tệ/tấn, tương đương 2,15%, xuống 4.133 nhân dân tệ/tấn (605,84 USD/tấn) vào lúc 9h16 (giờ Việt Nam).
Giá thép SHFE hôm qua đóng cửa giảm 1,5% xuống 4.160 nhân dân tệ/tấn (609,79 USD/tấn) sau khi tăng đến 1,3% hồi đầu phiên.
gia thep xay dung hom nay 308 giam manh du trung quoc that chat san luong
Ảnh minh họa. Nguồn: Stringer/Reuters.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên chốt phiên giảm 0,4% xuống 480 nhân dân tệ/tấn (70,36 USD/tấn).
Theo Metal Bulletin, giá quặng sắt giao ngay đến cảng Thanh Đảo ít biến động ở 65,88 USD/tấn vào ngày 28/8.
Giá than cốc đóng cửa tăng 1,3% lên 2.579,50 nhân dân tệ/tấn (378,12 USD/tấn), trong khi giá than luyện cốc giảm 1,6% xuống 1.244,50 nhân dân tệ/tấn (182,43 USD/tấn).
Người đứng đầu Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cảnh báo nền kinh tế nước này đang đối mặt các rủi ro ngày càng nghiêm trọng trong nửa cuối năm, đồng thời cho biết chính phủ Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để đạt các mục tiêu phát triển quan trọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá thép sẽ vẫn được nâng đỡ bởi quy định thắt chặt sản lượng trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường.
Quy định hạn chế sản lượng tại thủ phủ thép Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc có thể được gia hạn đến hết mùa đông năm nay dù chính quyền địa phương vẫn chưa lên tiếng xác nhận chính thức.
Các nhà máy thép miền bắc Trung Quốc được yêu cầu cắt giảm 30 – 50% công suất trong mùa đông. Các biện pháp tương tự cũng được áp dụng trong mùa đông trước để hạn chế khói bụi.

Thứ Tư

Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn �� ạt

Từ tháng 4/2018 đến nay giá lợn tăng nhanh, giao động từ 50 – 56.000 đồng/kg nên tổng đàn trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng hơn 6%, tập trung chủ yếu là đàn lợn thịt.
Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtChiều 29/8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị đánh giá tình hình chăn nuôi lợn, định hướng, giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Toàn tỉnh hiện có 145 cơ sở chăn nuôi liên kết quy mô lớn với tổng đàn 114.000 con; một số cơ sở tự chủ đã duy trì tổng đàn trên 100 con/hộ, hiện nay đã liên hệ mua con giống để tăng đàn.
Số lượng hộ chăn nuôi gia trại vẫn duy trì, quy mô ổn định từ 20 - 50 con/hộ, người chăn nuôi chưa ồ ạt tăng đàn, chỉ tập trung duy trì tổng đàn hiện có theo năng lực của hộ gia đình. Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bắt đầu đưa giống vào chăn nuôi nhưng không phát triển ồ ạt, chủ yếu mua con giống ¾ máu ngoại, rất ít hộ dân nuôi lợn thịt siêu nạc giai đoạn năm 2014-2016.
Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtÔng Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, hộ chăn nuôi liên kết với Công ty CP có quy mô 1800 con/lứa): Chăn nuôi liên kết là chỗ dựa vững chắc nhất vì người chăn nuôi không phải lo về rủi ro, ổn định đầu ra
Từ đầu năm 2018 đến nay, khi thị trường tiêu thụ ổn định và giá tăng cao đã giảm bớt khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống. Tuy nhiên, các cơ sở vẫn chưa tái đầu tư phục hồi được đàn lợn nái như quy mô ban đầu, một số cơ sở chỉ duy trì đàn lợn nái ở quy mô trên 100 con.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong địa bàn tỉnh, qua kết quả khảo sát tại các lò mổ tập trung trên địa bàn tỉnh, giết mổ trung bình trên 1.000 con lợn/ngày đêm phục vụ nhu cầu nội tỉnh.
Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtÔng Phạm Minh Cảnh (thị trấn Cẩm Xuyên, nuôi lợn với quy mô 300 con nái và 2000 con lợn thịt): Giá lợn thịt thời điểm này tăng cao nên cơ sở của ông chỉ xuất bán 300 lợn giống, còn lại 300 nữa để nuôi lợn thịt vì mỗi con có lãi từ 700 – 800 nghìn đồng.
Hội nghị cũng chỉ ra một số tồn tại, bất cập hiện nay như: một số cơ sở chăn nuôi lợn nái tự mở rộng quy mô để nuôi lợn thịt, do vậy nguy cơ ảnh hưởng về môi trường và dịch bệnh là rất lớn; số lượng lợn nái trong dân bị loại thải nhiều nên phải mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc gây khó khăn trong việc quản lý giống, dịch bệnh.
Bên cạnh đó, hầu hết các HTX, THT chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ đã "phá vỡ các mối liên kết" trong thời gian chăn nuôi lợn khó khăn.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Trước dự báo giá tiêu thụ lợn thịt vẫn chưa ổn định nên các địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến để khuyến cáo người dân không nên tái đàn ồ ạt. Việc đầu tư chăn nuôi phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, đảm bảo chủ động, hiệu quả.
Người chăn nuôi Hà Tĩnh cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạtPhó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị liên kết với doanh nghiệp lớn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành NN&PTNT, địa phương tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị liên kết với doanh nghiệp lớn, đồng thời theo dõi các mô hình nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để xẩy dựng chính sách hỗ trợ kịp thời.
Mặt khác, quản lý chặt chẽ về quy hoạch, quy mô chăn nuôi tại các trang trại và tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn tiếp tục chăn nuôi nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh...

Dự án thực hành ko đồng b�� nên hoạt động ko hiệu quả

Được biết, khu du hý Hồ Thủy Tiên được đơn vị Haco Huế đầu tư vun đắp từ đầu năm 2000-2006 thì đưa vào hoạt động giai đoạn 1. Nhưng các Dự án thực hành ko đồng bộ nên hoạt động ko hiệu quả. Năm 2011, khu du hý chính thức đóng cửa để nghiên cứu lập Công trình mới.

30 tuổi: Quá đa dạng người sống như thể họ đang ở vạch đích, còn tôi muốn chạy 1 cuộc marathon thứ thiệt

Tháng 10/2014, nơi đây được chuẩn y thành khu du hý sinh thái cao cấp có trọng tâm hội nghị, spa, nhà hàng khu nghỉ dưỡng, trình diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, khu vui chơi và cắm trại ngoài trời,...
Trên diện tích khoảng 20 ha đất, nhà đầu tư đã cho xây dựng khu du hý thủy cung, hệ sinh thái đa dạng, phong phú từ những loài cá đầy sắc màu ấn tượng đến những loài bò sát quý hi hữu. Nơi đây sở hữu sân khấu nhạc nước sở hữu sức cất hai.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên những triền đồi.
Nhưng ko đủ khả năng tiếp tục khai triển Công trình, doanh nghiệp đã buộc phải chính quyền tỉnh giấc kêu gọi nhà đầu tư khác và xem xét hoàn trả tầm giá vun đắp tại đây.
Cận cảnh dự án công viên lạ 15 năm bỏ hoang ở Huế bỗng dưng hút khách nước ngoài - Ảnh 1.
Khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên cách thức thị thành Huế khoảng 10 km về phía Tây Nam được đơn vị du lịch Cố đô đầu cơ hơn 70 tỷ đồng.
trong khoảng Đó, nơi này nhanh chóng xuống cấp và bị bỏ hoang. Vào đầu năm 2016, sau bài viết giới thiệu về công viên Hồ Thuỷ Tiên như một điểm tới thú vị cũng không kém phần ma mị của tờ HuffingtonPost (Mỹ) đã thu hút những người ưa mạo hiểm, trong ngừng thi côngĐây có nhiều du khách nước ngoài tới khám phá.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết UBND thức giấc vừa có quyết định bàn giao công viên nước hồ Thủy Tiên trong khoảng công ty TNHH Haco Huế cho Sở này quản lý. Theo Sở này, duyên cớ là tổ chức trên chậm đưa dự án khu du lịch Hồ Thủy Tiên vào tiêu dùng. Công viên nước chưa lôi kéo được đầu tư nên Sở lâm thời điều hành, trông giữ. UBND tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi những nhà thầu đầu cơ khác vào đây.
Nhà đầu tư đã cho xây dựng khu du lịch thủy cung, hệ sinh thái phổ quát, phong phú từ những loài cá đầy sắc màu ấn tượng tới các loài bò sát quý hãn hữu, sàn diễn nhạc nước với sức cất 2.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên các triền đồi.
những máng trượt nước từ khi bệ đỡ đã đổ nát và kết thúc ở bể bơi, nơi trước đây từng mang cá sấu sinh sống.
Khu vực khán đài hoành tráng với sức cất hai.500 chỗ ngồi chỉ còn là các hàng ghế phủ kín cỏ dại với những vết ố loang lổ. Nhưng được phổ quát giới trẻ chọn lựa là điểm check-in đam mê.
mặc dầu bị bỏ hoang nhưng giờ đây công viên này lại thu hút phổ thông du khách khám phá theo một trải nghiệm khác, ngừng thi côngĐây chính không khí sợ hãi nơi đây.
thời kì qua, UBND tỉnh đã phổ thông lần doanh nghiệp cuộc họp mang các ban sở ngành can dự, nhà đầu cơ và những cơ quan can dự đến nguồn vốn đầu tư để đưa ra biện pháp xử lý, chỉnh đốn lại Công trình này và thu hồi lại đất để kêu gọi nhà đầu cơ khác
Bên trong khu du lịch bạc tỷ này, số đông các hạng mục vui chơi, tiêu khiển đều đã ngưng hoạt động trong khoảng lâu và ngày càng hư hỏng trầm trọng. Khu nhà thủy cung hình rồng rêu phong phủ kín, trần nhà tan vỡ toang hoác thành từng mảnh to, lộ cả phần sắt thép và dây điện ra ngoài.
dù rằng đã bị "trùm mền" trong khoảng rộng rãi năm nay thế nhưng tính từ lúc sau khi được tạp chí quốc tế đưa tin, công viên nước Hồ Thủy Tiên khi không trở nên điểm du hý đam mê của đa dạng khách du hý trong và ngoài nước.
Hiện những cơ quan ban lĩnh vực của tỉnh giấc Thừa Thiên – Huế đã làm cho việc có 3 ngân hàng can dự tới nguồn vốn đầu tư tại Công trình này và những ngân hàng này đã đồng ý hỗ trợ chính sách tạo điều kiện thuận tiện lúc với nhà đầu tư mới vào đầu cơ và nhận lại số nợ này.
Bên trong khu công viên, các cabin nhỏ vốn được dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho du khách và 1 số đồ trang trí của công viên vẫn còn tồn tại sau hơn một thập kỷ.

​​

Giá bitcoin hôm nay có sự đi��u chỉnh nhẹ so với ngày 29/8

Giá bitcoin hôm nay có sự điều chỉnh nhẹ so với ngày 29/8 sau khi vượt qua ngưỡng tâm lý 7.000 USD. Khối lượng giao dịch giảm nhẹ.


đọc thêm https://vietnambiz.vn/chu-de/bitcoin.topic


Giá bitcoin hôm nay ghi nhận lúc 5h19 là 7.041,52 USD, giảm 0,5% so với 24 giờ trước. Trong ngày, có thời điểm giá bitcoin giảm xuống đến mức 6.922,30 USD.



Chỉ số giá bitcoin hôm nay (29/8) (nguồn: CoinDesk)
Trên 70% đồng tiền trong nhóm 100 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường hôm nay giảm giá.



Toàn cảnh thị trường tiền kỹ thuật số hôm nay (29/8) (nguồn: Coin360.io)
Trong top 10, chỉ có 3 đồng tiền tăng giá so với 24 giờ trước là eos, tether và cardano, với mức tăng lần lượt là 6,65%, 0,20% và 0,19%.


Ethereum hôm nay giảm 1,2% còn 291,53 USD, ripple giảm 1,36% còn 0,3467 USD, bitcoin cash giảm 1,64% và ghi nhận được ở mức giá 556,68 USD.



Top 10 đồng tiền kỹ thuật số theo giá trị thị trường hôm nay (29/8) (nguồn: CoinMarketCap)
Giảm nhiều nhất của top 10 trong 24 giờ qua là iota với tỷ lệ giảm 3,41%.


Tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số trong 24 giờ qua có sự sụt giảm từ 230,9 tỷ USD xuống 230,29 tỷ USD.



Tổng giá trị thị trường và khối lượng giao dịch tiền kỹ thuật số hôm nay (29/8) (nguồn: CoinMarketcap)
Khối lượng giao dịch 24 giờ cũng giảm nhẹ 6,3% so với ngày 29/8, từ 14 tỷ USD giảm còn 13,2 tỷ USD.


Trong khi đó, khối lượng giao dịch của tether giữ ở mức cao 3 tỷ USD trong những ngày qua, cho thấy rằng những nhà đầu tư đang dịch chuyển vốn của họ từ đồng USD ổn định sang bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số khác.



Bitcoin có giữ được mốc 7.000 USD? (Ảnh minh hoạ)
Đánh giá tiền kỹ thuật số bằng "giá trị thực"
Thị trường hôm nay không giống như toàn màu xanh của hôm qua (29/8), nhà sáng lập litecoin Charlie Lee trong tuần này bỏ qua những biến động giá ngắn hạn như là hệ quả của việc "đầu cơ", nhấn mạnh rằng giá trị dài hạn là tài sản thực hơn đối với thành công của tiền kỹ thuật số.


Ông cũng nhận định rằng xu hướng giảm giá thị trường thực ra là một thời điểm tốt cho các nhà phát triển và cộng đồng tiền kỹ thuật số kiên quyết hơn trong việc tập trung vào phát triển công nghệ và "hoàn thành mọi việc".


Trong khi đó, một nghiên cứu mới đây của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Coinbase vừa cho thấy rằng 42% trong số 50 trường đại học hàng đầu có ít nhất 1 lớp về tiền kỹ thuật số hay blockchain. Mỹ dường như trở thành lá cờ đầu của thế giới về sự phổ biến của giáo dục tiền kỹ thuật số.


Hai sàn lớn của Hàn Quốc trở lại hoạt động
Trong những ngày qua, 2 trong số các sàn giao dịch lớn nhất của Hàn Quốc là UPbit và Bithumb vừa trở lại hoạt động bình thường sau khi dính vào một số bê bối.


Đặc biệt, Bithumb vừa có thể tái lập hoạt động đối tác với NH Bank, một định chế tài chính lớn ở Hàn Quốc, để hỗ trợ những nhà đầu tư và những người giao dịch mới. Các chuyên gia cho rằng việc tái lập hoạt động đăng ký mới trên Bithumb sẽ dẫn đến dòng vốn chảy vào mới trên thị trường tiền kỹ thuật số Hàn Quốc, vốn bị trì trệ kể từ giữa năm 2018 sau vụ tấn công và đánh cắp 40 triệu USD.

Giá heo hơi hôm nay 30/8: Miền Bắc sôi động trở lại sau rằm tháng 7

Giá heo hơi hôm nay 30/8 miền Bắc tăng nhẹ trở lại ngày rằm tháng 7, nhiều nơi lại bán được mức giá 52.000 đồng/kg. Thị trường heo hơi miền Nam cũng đang ghi nhận mức giá khá tốt.
Giá heo hơi hôm nay 30/8 tại miền Bắc
Sau rằm 7, thị trường heo hơi miền Bắc đã sôi động trở lại, đặc biệt tại miền Bắc. Theo ghi nhận giá heo hơi tại khu vực vẫn tăng 1.000 - 2.000 đồng lên khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Đặc biệt có tỉnh Yên Bái tăng khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg và đang ở mức 52.000 đồng/kg.
Một số địa phương khác như Lào Cai, Hà Nội cũng nhích nhẹ so với hôm qua và hiện đang dao động quanh mức 52.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, ở một số địa phương khác lại ghi nhận giảm giá như Hà Nam hay Hưng Yên chỉ còn từ 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 30/8 tại miền Trung, Tây Nguyên
Trái ngược với miền Bắc thì thị trường heo hơi tại miền Trung ghi nhận giảm nhẹ. Trong đó có tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận giảm xuống còn 48.000 - 49.000 đồng/kg, Thanh Hóa, Quảng Trị, Nghệ An cũng đang có mức giá 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Tại Bình Định giá heo giảm từ 49.000 đồng/kg xuống còn 48.000 đồng/kg, Lâm Đồng cũng giảm khoảng 1.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 30/8 tại miền Nam
Giá heo hơi miền Nam vẫn duy trì được đà tăng. Đồng Tháp, Bến Tre báo giá heo hơi tăng lần lượt 2.000 đồng và 1.000 đồng/kg lên 52.000 đồng và 51.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một vài địa phương đã giảm nhẹ, Bình Phước, Long An, An Giang, Tiền Giang và Vĩnh Long đồng loạt báo giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Toàn miền giá heo dao động từ 47.000 - 52.000 đồng/kg.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong 8 tháng đầu năm, đàn heo trên cả nước đã tăng 0,2% vì giá heo duy trì ở mức cao, thúc đẩy hoạt động tái đàn tại các hộ gia đình.
Theo thông tin trên tờ Thời báo KTSG, Đông Nam Á và bán đảo Triều Tiên và có thể là điểm đến tiếp theo của dịch sốt heo châu Phi (ASF) sau khi dịch bệnh lan nhanh tại Trung Quốc, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo hôm 28/8.
Hôm 28/8, FAO ra tuyên bố cảnh báo sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của dịch ASF trên một khu vực rộng lớn ở Trung Quốc, làm dấy lên các lo ngại dịch bệnh này sẽ lan qua các tỉnh biên giới Trung Quốc với bán đảo Triều Tiên và các nước láng giềng Đông Nam Á, nơi hoạt động thương mại và mức tiêu thụ của các sản phẩm thịt heo cũng ở mức cao.
Dịch ASF bùng phát ở Trung Quốc gây sự chú ý của thị trường thịt heo toàn cầu vì nước này chiếm hơn 50% tổng lượng đàn heo thế giới và thịt heo là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Trung Quốc.
FAO đang liên hệ với nhà chức trách ở Trung Quốc và các nước láng giềng của nước này để phối hợp nâng cao tính sẵn sàng ứng phó nếu dịch ASF lan rộng. FAO cho biết dòng virus ASF ở Trung Quốc giống dòng virus ở những con heo bị nhiễm ASF ở miền đông nước Nga vào năm 2017. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung tâm Dịch tễ học và Thú y Trung Quốc chưa tìm ra nguồn gốc của ổ dịch ASF đầu tiên ở Trung Quốc cũng như mối liên quan với dịch ASF ở Nga.

Giá heo sáng nay có ít thay đổi về sự tăng giá



Cập nhật thông tin tối hôm qua về dự báo giá heo hơi sẽ tiếp tục tăng lên tại khu vực miền bắc, tuy nhiên sáng nay giá heo lại tăng mạnh miền nam.

Theo tin dự báo tôi qua:

Tại các tỉnh thành thuộc miền Bắc, giá heo hơi hôm nay sẽ có nhiều biến động so với hôm qua.

Cụ thể, tại Lào Cai sẽ tăng từ 50.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg, Ninh Bình cũng tăng nhẹ lên 53.000 đồng/kg.

Khu vực các quận huyện tại Hà Nội giá lợn hơi xuất chuồng cũng sẽ tăng nhẹ khoảng 1.000 đồng/kg so với hôm qua và đang dao động từ 51.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.

Ngoài ra, Thái Bình và Nam Định là hai địa phương có mức giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với những ngày trước đó và đang có giá từ 50.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.

Toàn miền dao động từ 48.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.

Khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hôm nay sẽ chấm dứt những ngày ổn định và đang có chiều hướng đi xuống.

Cụ thể, tại Thanh Hóa hôm qua có giá 52.000 đồng/kg thì hôm nay dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 51.000 đồng/kg, Nghệ An cũng giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với những ngày trước đó.

Ngoài ra, một số địa phương khác giá heo giảm như Bến Tre giảm từ 51.000 đồng/kg xuống còn 50.000 đồng/kg, Bà Rịa Vũng Tàu giảm khoảng 1.000 đồng/kg và Hậu Giang có mức giảm tương ứng.

Toàn miền giá heo dao động từ 47.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Dự báo giá heo hơi hôm nay (30/8) tại miền Bắc nhiều nơi sẽ tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Bên cạnh đó giá heo hơi xuất chuồng tại khu vực miền Trung và miền Nam sẽ tăng giảm không đều

Giá heo hơi tăng vọt lên 56.000 đồng/kg là tăng ảo

Theo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết mới đây Bộ NN&PTNT đã có công văn yêu cầu các tỉnh điều tra nắm rõ nguồn cung, giá heo thịt và heo hơi, thông tin thường xuyên và đầy đủ về giá cả thị trường và nguồn cung heo thịt.

Đồng thời tuyên truyền để người chăn nuôi và thương lái biết và cùng có trách nhiệm ổn định thị trường, ngành hàng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng, không đẩy giá heo vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg; khuyến cáo người tiêu dùng chuyển đổi cơ cấu tiêu dùng thực phẩm phù hợp hơn.

Theo ông Dương, giá heo hơi ở mức 50.000-52.000 đồng/kg có lợi cho người chăn nuôi. Tại một số nơi, giá heo hơi lên mức 55.000- 56.000 đồng/kg là cục bộ, chủ yếu ở khu vực giết mổ nhỏ lẻ.

Giá lợn hơi “nhảy múa” thất thường khó đoán, tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Cục Chăn nuôi khuyến nghị người dân cần thận không tăng đàn lợn ồ ạt, tránh tình trạng dư thừa như 2 năm qua. Ảnh: PV

Cục Chăn nuôi khuyến nghị người dân cần thận không tăng đàn lợn ồ ạt, tránh tình trạng dư thừa như 2 năm qua. Ảnh: PV
10 ngày đầu tháng 8, thương lái các tỉnh phía Bắc lại "sốc nặng" khi chứng kiến đợt tăng giá mới: Giá lợn hơi đã ở mức 57.000đ/kg nhưng người bán vẫn rất "kênh kiệu". Thậm chí, lợn "đẹp" có giá tới 58.000đ/kg vẫn được thương lái "nhắm mắt mua". Tuy nhiên, 2 ngày nay, giá lợn hơi lại "rớt" 3 - 4 giá, khiến người chăn nuôi hết sức hoang mang. Chuyện gì đang xảy ra với thị trường lợn hơi vốn đang nhiều nhạy cảm này?
Tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua rồi đột ngột rớt mạnh
Với trọng lượng chuẩn, lợn đẹp (xấp xỉ từ 80kg đến 1 tạ/con, lợn nạc) có thời điểm đầu tháng 8.2018 được bán tới mức giá 57.000đ/kg, đây được coi là mức giá cao kỷ lục vòng 3 năm qua. Nếu như thời điểm này của năm 2017, người nuôi đang điêu đứng khi bị thương lái ép giá lợn hơi ở mức 19.000-20.000đ/kg, thì nay câu chuyện đã khác: Người nuôi "ép" ngược lại thương lái, bởi lợn chăn nuôi trong dân không nhiều.
Đối với lợn chất lượng loại 2, giá lợn hơi dao động ở mức 48.000- 55.500đ/kg tùy khu vực, trong đó giá lợn tại miền Bắc cao nhất. Nhiều thương lái cho biết: Do thua lỗ quá nặng, nhiều hộ chăn nuôi tầm trung đã giảm đàn, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì hoàn toàn mất vốn, thậm chí phải cầm cả sổ đỏ đến giờ vẫn "chưa hoàn hồn" nên không dám tăng đàn, khiến đàn lợn thịt trong dân bị mất.
Trong khi đó, các lò mổ nhỏ lẻ không áp dụng công nghệ cao lại không thể "với" tới các trang trại lớn, không đủ lợn để mổ bán, nên chấp nhận mua với giá đắt, khiến một số hộ chăn nuôi "mượn nước đẩy thuyền" khiến giá lợn lên cao. Việc giá lợn tăng cao đã khiến Bộ NNPTNT phải cấp tốc phát đi văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, giữ ổn định giá lợn hơi, không để giá lợn hơi bị tư thương bóp méo, làm sai lệch.
Bộ Công Thương cũng cảnh báo: Nếu mức giá lợn hơi trên 55.000đ/kg kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài việc đẩy CPI lên cao khiến khó kìm lạm phát dưới mức 4%, còn có thể khiến người chăn nuôi tái đàn ồ ạt, tái diễn tình trạng khủng hoảng cung-cầu trong thời gian qua.
Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh chọc thủng mốc 57.000đ/kg, trong 3 ngày qua, giá lợn hơi bất ngờ rớt mạnh 3-4 giá. Thị trường thịt lợn đang tăng giảm khó lường: Trong 10 ngày đầu tháng 8.2018, giá lợn hơi ở miền Bắc tăng vọt lên mức 56.000-57.000đ/kg, nhưng tại miền Trung chỉ khoảng 52.000đ/kg. Từ các ngày 20-21.8, giá lợn hơi tại miền Bắc bất ngờ giảm 3-4 giá, nhưng tại miền Trung lại tăng 2-3 giá.
Có thiếu thịt lợn phục vụ dịp lễ, tết?
Ước tính, đến hết tháng 7.2018, tổng đàn lợn cả nước giảm 2,8% so với cùng thời điểm năm 2017. Trước tình trạng giá lợn hơi tăng cao, nhiều thông tin cho rằng, lợn thịt phục vụ các dịp lễ cuối năm như: Rằm tháng bảy, Trung thu, ngày 2.9, Tết dương lịch, Tết nguyên đán… sẽ khan hiếm.
Tuy nhiên, theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) dự báo, tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ nay tới cuối năm vẫn tốt. Từ cuối tháng 3.2018 đến nay, giá lợn tăng đã thúc đẩy các trang trại đầu tư chăn nuôi trở lại.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Chiểu (hộ chăn nuôi lợn tại Thống Nhất-Đồng Nai) cho biết: Từ sau tết Nguyên Đán 2018 đến nay, nhận thấy xu hướng giá lợn tăng, ông đã tái đàn trở lại và đang gây thêm lợn nái để tăng đàn lợn thịt bán kiếm lời nhằm bù vào khoản lỗ kéo dài trong hơn 1 năm qua. Nhiều hộ chăn nuôi cũng đang đầu tư tái đàn và tăng đàn, tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường lợn hơi sẽ dần được cải thiện trong các tháng cuối năm 2018.
Vì vậy, Cục Chăn nuôi khuyến nghị người chăn nuôi không vội tái đàn ồ ạt, thiếu kiểm soát, bởi dự báo giá lợn thịt trong nước sẽ giảm dần trong các tháng cuối năm, do nguồn cung lợn thịt ra thị trường tăng cao. Nếu việc tăng đàn lợn, đặc biệt là tăng lợn hậu bị (nái), có khả năng người nuôi lại bị lặp lại tình trạng thua lỗ như năm 2017.
Mặt khác, như lời ông Nguyễn Xuân Dương-Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT)- trường hợp khan hiếm lợn hơi trong nước, các ngành NNPTNT và công thương sẽ "điều tiết" bằng cách nhập thêm thịt lợn từ các nước. Tuy nhiên, đều này sẽ được cân nhắc thận trọng, tránh gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi trong nước.

Shark Tank Việt chia sẻ kinh nghiệm đầu tư cho startup

Đón đầu thách thức, chấp nhận rủi ro và dám thất bại là những chia sẻ của các Shark Tank Việt Nam cho các bạn trẻ và doanh nghiệp muốn khởi nghiệp.
Sự kiện "Shark Tank Việt Nam gặp gỡ các nhà đầu tư - Đối mặt thách thức" đã diễn ra chiều 21/8 tại Hà Nội.
Với sự tham dự của hơn 500 khách mời là các sinh viên, doanh nghiệp trẻ có mong muốn khởi nghiệp, các Shark Việt đã chia sẻ những kiến thức giúp các startup có hướng đi đúng trên bước đường khởi nghiệp.
Nhiều thắc mắc đã được các Shark Việt tận tình giải đáp truyền cảm hứng để các bạn trẻ tự tin hơn khi bước vào kinh doanh.
Theo các chuyên gia, nguồn vốn không phải là yếu tố quyết định cho việc khởi nghiệp mà quan trọng là ý tưởng sáng tạo và biết lập kế hoạch chi tiết, hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm hay giải pháp hữu ích, đặc biệt là các startup về công nghệ.
Trước câu hỏi về con số hơn 90% startup khởi nghiệp thất bại, các chuyên gia chia sẻ startup cần phải có cả dự phòng kế hoạch cho sự thất bại ngay từ đầu để giảm thiểu rủi ro.
Các chuyên gia cũng chia sẻ, các bạn trẻ nên khởi nghiệp từ những thế mạnh của chính bản thân mình với những dự án có sự khác biệt và quan trọng hơn là phải giữ được niềm tin và uy tín khi kinh doanh.

Thứ Ba

Giá heo hơi hôm nay (29/8): Miền Bắc tăng 1.000 - 2.000 đồng, miền Trung giảm

Giá heo (lợn) hơi hôm nay (29/8) tại miền Bắc nhiều nơi tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Bên cạnh đó giá heo hơi xuất chuồng tại khu vực miền Trung và miền Nam tăng giảm không đều.
Giá heo hơi hôm nay (29/8) tại miền Bắc nhiều nơi tăng giá
Tại các tỉnh thành thuộc miền Bắc, giá heo hơi hôm nay có nhiều biến động so với hôm qua. Cụ thể, tại Lào Cai tăng từ 50.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg, Ninh Bình cũng tăng nhẹ lên 53.000 đồng/kg.
Khu vực các quận huyện tại Hà Nội giá lợn hơi xuất chuồng cũng tăng nhẹ khoảng 1.000 đồng/kg so với hôm qua và đang dao động từ 51.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Ngoài ra, Thái Bình và Nam Định là hai địa phương có mức giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với những ngày trước đó và đang có giá từ 50.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay toàn miền Bắc dao động từ 48.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay (29/8) tại miền Trung, Tây Nguyên có chiều hướng giảm
Khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hôm nay đã chấm dứt những ngày ổn định và đang có chiều hướng đi xuống.
Cụ thể, tại Thanh Hóa hôm qua có giá 52.000 đồng/kg thì hôm nay đã giảm xuống chỉ còn 51.000 đồng/kg, Nghệ An cũng giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với những ngày trước đó.
Các tỉnh khác như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định,.... Hiện giá heo hơi đang ở quanh mức 50.000 đồng/kg.
gia heo hoi hom nay 298 mien bac tang 1000 2000 dong mien trung giam
Giá heo hơi hôm nay 29/8 miền Bắc tăng, miền Trung giảm.
Giá heo (lợn) hơi hôm nay (29/8) tại miền Nam liên tục biến động
Tại các tỉnh thành miền Nam hôm nay, giá heo hơi cũng có nhiều biến động. Trong đó, Bình Dương tăng khoảng 1.000 đồng/kg lên 50.000 đồng/kg, Vĩnh Long và Trà Vinh cùng tăng lên khoảng 52.000 đồng/kg, Kiên Giang cũng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg.
Ngoài ra, một số địa phương khác giá heo giảm như Bến Tre giảm từ 51.000 đồng/kg xuống còn 50.000 đồng/kg, Bà Rịa Vũng Tàu giảm khoảng 1.000 đồng/kg và Hậu Giang có mức giảm tương ứng.
Toàn miền giá heo dao động từ 47.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg.
Dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc có thể lây lan sang các nước khác
TTXVN thông tin, Trung Quốc – nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này.
Trong thông báo, Tổ chức Lương Nông (FAO) Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 24.000 con lợn tại 4 tỉnh ở nước này nhằm ngăn dịch bệnh lây lan. Hiện các cá thể nhiễm bệnh được phát hiện ở những khu vực cách nhau hơn 1.000km nên có nguy cơ có thể lây lan xuyên biên giới.
Do đó, virus dịch bệnh có thể lây lan sang các quốc gia châu Á khác bất kỳ lúc nào, nhất là các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á hoặc Bán đảo Triều Tiên, nơi các hoạt động buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn luôn ở mức cao.
FAO cũng cho biết, nguyên nhân khiến dịch bệnh này lây lan nhanh chóng là do vận chuyển các sản phẩm từ thịt lợn chứ không phải do vận chuyển lợn sống.
Dịch tả heo châu Phi không gây hại cho con người nhưng lại gây bệnh sốt xuất huyết ở lợn nuôi và lợn rừng, nguyên nhân khiến con vật chết trong vòng vài ngày.
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh cũng cũng như chưa có thuốc để điều trị loại bệnh dịch này nên phương pháp duy nhất để ngăn chăn là tiêu hủy các cá thể nhiễm bênh.

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...