Thứ Tư

Pha cứu vớt nghẹt thở cho startup "tìm việc" tại Shark Tank Việt Nam

Startup "tìm việc" của sáng lập viên Phạm Thanh Hải đã may mắn vào phút chót khi được Shark Dzung Nguyễn đồng ý đầu tư 2 tỷ đồng, đổi lấy 10% cổ phần.
Đến chương trình Shark Tank Việt Nam với mong muốn gọi vốn 2 tỷ đồng cho 5% cổ phần, nhà sáng lập Phạm Thanh Hải giới thiệu với các nhà đầu tư dự án JobsGo - ứng dụng tìm việc và tuyển dụng thông minh trên di động.
JobsGo là ứng dụng tự động chọn, phân tích hồ sơ để chọn ra việc làm phù hợp nhất cho ứng viên. Đối tượng sử dụng là các bạn mới tốt nghiệp trong vòng 5 - 7 năm. Nhà sáng lập tham vọng trong vòng 3 năm tới, JobsGo có thể thành ứng dụng tuyển dụng hàng đầu Việt Nam và 5 năm sau có thể tiến ra khu vực.
JobsGo ngay lập tức khiến các Shark liên tưởng đến một "ông lớn" đang đi đầu trong lĩnh vực tìm việc làm. Nhà sáng lập cho biết anh nhận thấy có sự chuyển dịch người dùng từ PC sang ứng dụng công nghệ thông minh và nhận thấy các kênh truyền thống chưa dịch chuyển, do đó anh muốn nắm bắt ứng dụng để đi trước.
Mô hình của JobsGo tiếp cận tất cả các ngành nghề khác nhau và thu phí từ nhà tuyển dụng. Sản phẩm của mô hình rất đơn giản, đó là đưa ra các hồ sơ ứng viên phù hợp và ra giá cho các nhà tuyển dụng, trung bình là 1 - 1,5 triệu đồng/hồ sơ.
Pha cứu vớt nghẹt thở cho startup tìm việc tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 1.
Không chuyên về công nghệ, Shark Phú nhanh chóng tuyên bố rút lui. Cũng quyết định từ chối rót vốn, Shark Hưng nhận thấy mô hình JobsGo không quá mới và những công ty đi đầu trong lĩnh vực có thể phát triển nhanh chóng các lợi thế cạnh tranh của JobsGo. Đây cũng là lý do Shark Linh rút lui, bà khuyên rằng startup nên phát triển vào yếu tố "headhunter" thông minh để có thể phân tích các hồ sơ và sàn lọc ứng viên nhanh chóng.
Dù chia sẻ thích đầu tư đa ngành nhưng Shark Việt cũng tỏ ra quan ngại. Ông cũng quyết định từ chối đầu tư.
Tuy liên tiếp bị các Sharks từ chối, dự án của Phạm Thanh Hải lại thu hút "cá mập công nghệ" Dzung Nguyễn. Anh cho biết mảng này cạnh tranh rất khốc liệt nhưng anh vẫn tin vào tiềm năng của lĩnh vực này, nếu sản phẩm tốt vẫn có thể tồn tại. Shark đề nghị 2 tỷ đồng cho 12%.
Tuy nhiên, lời đề nghị này khiến startup phải lưỡng lự vì mức giá đưa ra đang không công bằng với các nhà đầu tư trước đó. Sau một hồi thương lượng, Thanh Hải yêu cầu mức đầu tư là 2 tỷ đồng đổi lại 10%. Shark Dzung đồng ý trước lời mời này đi kèm với điều kiện startup phải gắn bó với dự án tối thiểu 3 năm, nếu nhà sáng lập từ bỏ thì Shark được toàn quyền quyết định với công ty.
Thương vụ khép lại thành công khi đôi bên đồng thuận với các điều khoản đưa ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...