Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7/2018 ước đạt 382 nghìn tấn với giá trị đạt 195 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,9 triệu tấn và gần 2 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và tăng 29,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2018 đạt 508 USD/tấn, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Không còn bế tắc như năm 2017, từ đầu năm 2018 đến nay, ngành gạo Việt đã có sự bứt phá mạnh khi kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh giá về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý, trong tháng 6/2018, giá gạo xuất khẩu của các nước lớn đều giảm. Tuy nhiên, giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 450 USD/tấn, vẫn cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan (435 USD/tấn) và Ấn Độ (410 USD/tấn).
Gạo Việt Nam xuất khẩu gặp khó khi Trung Quốc bất ngờ tăng thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch với gạo nếp từ 5% lên 50%
Một số chuyên gia trong ngành đánh giá, đây là chuyện hiếm chưa từng có, bởi từ trước đến nay gạo Việt luôn chịu phận lép về trước đối thủ Thái Lan. Thậm chí khi nói về thương hiệu gạo Việt Nam, các chuyên gia còn cho rằng chúng ta đi sau Thái Lan cả 100 năm.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, mấy tháng đầu năm nay, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều có kết quả tăng so với cùng kỳ. Nổi bật nhất là mặt hàng lúa gạo "được mùa, được giá" với giá trị xuất khẩu tăng mạnh.
Bên cạnh giá trị tăng trưởng về lượng thì giá gạo xuất khẩu trong 5 tháng cũng tiếp tục tăng, đạt trên 502 USD/tấn. Giá gạo tấm 5% xuất khẩu của Việt Nam đạt 458-462 USD/tấn vào thời điểm trung tuần tháng 5 - là mức giá cao nhất trong vòng 4 năm qua - cao hơn sản phẩm gạo cùng loại của Ấn Độ (404-408 USD/tấn), cao hơn đối thủ Thái Lan (435-440 USD/tấn).
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, giá gạo Việt xuất khẩu ngày càng cải thiện nhờ tỷ lệ gạo cao cấp và gạo thơm xuất khẩu ngày càng nhiều, chiếm đến 80%.
Thế nhưng, vừa vượt được đối thủ Thái Lan về giá, thế mạnh số một Việt Nam lại bị Trung Quốc làm khó khi nước này bất ngờ tăng thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch với gạo nếp từ 5% lên 50% khiến xuất khẩu gạo nếp sang thị trường này giảm mạnh và giá xuất khẩu giảm 50-60 USD/tấn so với trước khi áp thuế, còn 425-435 USD/tấn.
Không chỉ vậy, xuất khẩu gạo cũng bị ảnh hưởng do Trung Quốc tăng cường kiểm soát nhập khẩu và nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), sáu tháng đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 26,8% thị phần (891,7 nghìn tấn tương đương 474,8 triệu USD, giảm 27,4% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị).
Tại sao ACID URIC đã hạ nhưng cơn đau GÚT vẫn tái phát ? - Lý do tại đây
Tin tài trợ
Ở thị trường gạo thơm, với giá trị 472,6 triệu USD chiếm tỷ lệ 26,5%, thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc, Ghana và Iraq. Riêng gạo nếp với giá trị xuất khẩu 249,3 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo nếp lớn nhất với thị phần 81,6%.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho biết, dù xuất khẩu gạo trong các tháng tiếp theo được dự báo sẽ có nhiều cơ hội do nhu cầu nhập khẩu về cuối năm của một số thị trường chính như Philippines và các nước Trung Đông sẽ tăng.
Tuy nhiên, ngành gạo Việt Nam cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn tăng xuất khẩu trong những tháng tiếp theo do thị trường lớn nhất là Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này. Đồng thời, giá gạo cũng sẽ khó giữ ở mức cao do đồng USD tăng giá, gây sức ép lên giá xuất khẩu; nguồn cung ở Việt Nam và Thái Lan cũng đang tăng do sắp thu hoạch vụ Hè - Thu với tín hiệu được mùa.
Theo Th.S Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt), trong vụ đông xuân 2017/2018, các tỉnh ĐBSCL đã gieo trồng 157.798ha lúa nếp (giảm 4,52% so vụ đông xuân 2016/2017). Với năng suất bình quân 7 tấn/ha, thì sản lượng lúa nếp đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tương ứng với khoảng gần 700.000 tấn gạo nếp.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.HCM cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét