Thứ Tư

Xuất khẩu rau quả của cả nước ước đạt 345,31 triệu

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2018, xuất khẩu rau quả của cả nước ước đạt 345,31 triệu USD, tăng 5,9% so với tháng 6/2018 nhưng giảm 3,9% so với tháng 7/2017. Tính chung cả 7 tháng đầu năm, kim ngạch ước đạt 2,33 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm tăng trưởng tốt
Xuất khẩu rau quả tháng 8 ước đạt 343,67 triệu USD, tăng 4,14% so với tháng 7/2018 và tăng 16,1% so với cùng kỳ. Luỹ kế 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,67 tỷ USD, tăng 15,08% so với cùng kỳ. Với đà này, nhiều khả năng xuất khẩu rau quả sẽ cán đích 4 tỷ USD trong năm nay.
Rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước, đạt 1,72 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài thị trường chủ đạo Trung Quốc, rau quả Việt Nam còn được xuất khẩu 3,8% sang thị trường Đông Nam Á, đạt 89,24 triệu USD, tăng 16,9%. Xuất 3,2% sang Mỹ đạt 74 triệu USD, tăng 19,3%. Xuất 2,9% sang Hàn Quốc đạt 67,83 triệu USD, tăng 18,7%. Xuất 2,8% sang Nhật Bản đạt 65,59 triệu USD, giảm 3,1%. Xuất 2,8% sang EU đạt 64,89 triệu USD, tăng 7,2%.
Nhìn chung, xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm nay sang hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đáng chú ý nhất là thị trường Campuchia, mặc dù chỉ đạt trên 2,1 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng rất mạnh 542,5%. Bên cạnh đó, một số thị trường cũng đạt mức tăng mạnh như: Pháp tăng 42,7%, đạt 13,78 triệu USD; Thái Lan tăng 38,6%, đạt 32,77 triệu USD; Australia tăng 20,8%, đạt 17,19 triệu USD và Canada tăng 26,8%, đạt 12,53 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu rau quả sang Indonesia lại sụt giảm mạnh nhất 86,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,4 triệu USD. Ngoài ra, xuất sang Đài Loan cũng giảm 16,4%, đạt 21,15 triệu USD; xuất sang Ukraine giảm 18,3%, đạt 0,56 triệu USD.
Theo các chuyên gia, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn nhiều dư địa, nhưng do chất lượng hiện chưa được đảm bảo nên giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn. Muốn làm được điều này cần phải kiểm soát triệt để các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhất là những loại nghiêm cấm sử dụng, có như vậy chất lượng và giá trị xuất khẩu rau quả mới được nâng lên cao hơn nữa.
Sở dĩ ngành rau quả chưa quan tâm lắm đến vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, là do phần lớn nông dân và doanh nghiệp chỉ chú trọng vào thị trường Trung Quốc. Trên thực tế, mỗi khi thị trường này cần thì không quan tâm đến chất lượng mà chỉ chú trọng số lượng và giá cả. Cho nên, phần lớn người nông dân chạy theo lợi nhuận và sự dễ tính của thị trường Trung Quốc.
Nhưng thị trường Trung Quốc lại khá bấp bênh, không đều đặn và ổn định như các thị trường nhập khẩu khác, khi thì mua ồ ạt, khi thì ngưng không mua.
Theo các chuyên gia, rau quả còn rất nhiều dư địa nhưng làm thế nào để xuất khẩu rau quả phát triển mạnh mẽ và bền vững, nhất là tại châu Âu, Mỹ... Vì các thị trường này kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong rau quả. Để rau quả của Việt Nam có thể xuất khẩu vào nhiều thị trường khác nhau và tránh phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường, ngành nông nghiệp cần chú trọng đến vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm của rau quả Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...