Là một trong những ngân hàng có dư nợ tăng cao trong nửa đầu năm nay và hiện đã cạn room tín dụng, TPBank cho biết sẽ cố gắng để tăng các nguồn thu từ dịch vụ, các nguồn thu ngoài lãi khác để bù đắp cho tín dụng khi cạn dư địa cho vay, kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý để vẫn đảm bảo kết quả kinh doanh như dự kiến là 2.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. 6 Tháng đầu năm, TPBank lãi hơn 1.000 tỷ đồng trước thuế.
Đại diện một số ngân hàng khác cũng cho biết, trong bối cảnh room tín dụng hạn hẹp, cùng với việc tăng thu từ dịch vụ, họ sẽ đẩy mạnh thu hồi nợ để bảo đảm đạt chỉ tiêu kinh doanh.
Chẳng hạn, tại OCB, dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng đã tăng 9,8%, đạt 52.901 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2018 và gần kịch kim hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp vào đầu năm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, Ngân hàng tự tin với mục tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm 2018 ở mức 2.000 tỷ đồng trước thuế, khi con số này nửa đầu năm nay là trên 1.300 tỷ đồng.
nguồn: https://vietnambiz.vn/ngan-hang-tu-xoay-xo-kiem-lai-khi-room-tin-dung-han-hep-86752.html
Theo đó, dù room tín dụng còn lại không nhiều, Ngân hàng vẫn có hướng đi trong việc mở rộng tín dụng nhỏ lẻ, phân tán, đang được xem là phân khúc tín dụng tốt nhất hiện nay. Mặt khác, đẩy mạnh tín dụng ở lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, khi OCB đang có dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nông sản ở Tây Nguyên.
Dù dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng mới tăng trưởng hơn 8% trong 8 tháng đầu năm nay, gần đạt một nửa mục tiêu cả năm, nhưng không ít nhà băng trong nhóm đầu đã tăng trưởng gần hoặc vượt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp từ đầu năm 2018.
Trong đó, với LienVietPostBank, TPBank, OCB, ACB, VIB, HDBank, MBBank…, dư nợ tín dụng tính đến cuối tháng 6/2018 đã tăng trên 10%, thậm chí có nhà băng đạt 15 - 16% như LienvietpostBank, TPBank.
Vì vậy, để có thể tăng cường hoạt động tín dụng trong những tháng còn lại của năm, nhất là mùa kinh doanh cao điểm, ngân hàng phải chuyển hướng cho vay từ khách hàng lớn sang phân tán, nhỏ lẻ.
Trong đợt chấp thuận cho tăng vốn lên 12.886 tỷ đồng mới đây, NHNN yêu cầu ACB có trách nhiệm kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2018 nhằm đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của NHNN, trong đó lưu ý, dư nợ tín dụng năm 2018 không bao gồm dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ủy thác của tổ chức khác, không phải tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của NHNN.
Thực tế, ACB cũng là ngân hàng tập trung mạnh hoạt động với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và lĩnh vực bán lẻ. Giai đoạn 2019 - 2024, Ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng tín dụng chậm lại, bình quân hàng năm là 15%.
Đến cuối quý II/2018, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 56% tổng số tiền vay, trong khi tỷ lệ này tại khu vực SME và doanh nghiệp lớn lần lượt là 33% và 10%.
Tuy nhiên, ACB hiện mạnh về cho vay tiêu dùng có bảo đảm, thay vì tín chấp. Số dư cho vay không có bảo đảm khoảng 900 tỷ đồng, chỉ bằng 0,41% tổng dư nợ.
Trong khi đó, LienvietpostBankcho biết, Ngân hàng vẫn còn dư địa cho vay trong nửa cuối năm, khi một số khoản vay lớn đến hạn sẽ mở ra hạn ngạch mới cho tín dụng tăng trưởng.
Tuy nhiên, việc giới hạn tăng trưởng 14% so với kế hoạch đầu năm của nhà băng này từ 20 - 21% ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động và buộc Ngân hàng điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận năm 2018 giảm 30%.
Thực tế, trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã đặc biệt chú trọng xây dựng các gói cho vay dành riêng cho phân khúc khách hàng nhỏ lẻ, với cơ chế linh hoạt và nhiều ưu đãi.
Vì đây là phân khúc khách hàng thường có lãi suất cao hơn, giúp cải thiện phần nào NIM (biên lãi ròng) của ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng bị giới hạn.
Cụ thể, lãi suất của các khoản vay nhỏ thường cao hơn 1 - 2% so với các khoản vay khách hàng lớn. Thậm chí, với các khoản vay tiêu dùng, lãi suất có thể cao gấp đôi so với cho vay doanh nghiệp, giúp bù đắp khả năng sinh lợi cho ngân hàng khi dư địa hạn hẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét