Thứ Hai

Cuộc chiến sống còn của các nhãn hàng nước giải khát nổi tiếng hiện nay

Chủ đề: Trần ngọc bích

(https://www.youtube.com/watch?v=NEJBZ0iy9CI)

Tân Hiệp Phát mở thêm nhà máy, nâng công suất lên 2 tỷ lít, Vinasoy cũng đầu tư dàn máy để sớm đạt 1 tỷ hộp/năm... cũng chưa ngăn nổi Vedan nhảy vào sản xuất trà xanh đóng chai.

Ở phân khúc trà đóng chai, thời điểm năm 2006 chỉ manh nha một vài nhãn hàng và điều này đã giúp Tân Hiệp Phát thắng lớn với trà xanh Không Độ. Đến nay, chỉ tính sơ bộ đã có hơn chục nhãn hàng trà của các thương hiệu trong và ngoài nước như: Real Leaf (Coca-Cola), Vfresh (Vinamilk), Lipton Pure Green (Pepsi), C2 (URC), Anatu (Bidrico)... xuất hiện. Mới đây, thị trường còn có sự góp mặt của sản phẩm hoàn toàn mới là Thiên Trà Vedan.

Ông Lê Đức Trường Sơn, đại diện Công ty CP Dịch vụ Quận 3, cũng là nhà phân phối sản phẩm Thiên Trà Vedan, cho biết, so với thời "hoàng kim" (giai đoạn 2006-2007), Tân Hiệp Phát chiếm phần lớn thị trường, thị trường trà uống liền đóng chai hiện đang bị chia nhỏ bởi các tên tuổi lớn như: Vinamilk, Pepsi, Coca-Cola, URC...

"Song vẫn chưa có thương hiệu nào có thể vượt mặt được Tân Hiệp Phát trong lĩnh vực trà xanh đóng chai về doanh thu. Nhưng cũng rất khó để có thể khẳng định trà xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát sẽ giữ được vị trí này, vì thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm trà uống liền đóng chai rất đa dạng, không chỉ là trà xanh đơn thuần mà còn gồm nhiều vị như: trà Atisô, trà xanh hương chanh, hương mật ong, không đường..., tạo rất nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Vấn đề là các nhà sản xuất có muốn đẩy mạnh phát triển sản phẩm hay không", ông Sơn nhận định.

Nuoc giai khat buoc vao cuoc chien 'mot mat mot con' hinh anh 1

Các thương hiệu "ông lớn" đang cạnh tranh nhau khốc liệt trên thị trường.

Liệu thị trường này có đang bước vào giai đoạn thoái trào? Nhận định về vấn đề này, ông Kamimura Yosuke, Trưởng phòng Marketing Công ty NGK Kirin, cho biết: "Giai đoạn 2004-2010, thị trường nước giải khát Việt Nam có rất ít các dòng sản phẩm tạo cơ hội bùng nổ cho thị trường trà xanh. Thời điểm này, với rất nhiều sản phẩm mới, có vẻ thị trường trà xanh đã đến điểm bão hòa. Tuy nhiên, thị trường này vẫn chưa đến mức bước vào giai đoạn thoái trào và thậm chí vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai".

Mặc dù được đánh giá là tiềm năng nhưng sức cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Trước đây, khi còn liên doanh với Acecook, Kirin cũng cho ra đời sản phẩm trà Kira, nhưng chưa đầy 2 năm, sản phẩm này cũng mất bóng trên thị trường.

Ông Kamimura Yosuke giải thích, trong khi hai sản phẩm Không Độ và C2 phát triển cực nhanh, thì sản phẩm trà Kira ra đời nhưng không có sự khác biệt rõ rệt. Mặt khác, Công ty còn phát sinh những vấn đề từ nội bộ, nên cuối cùng Kirin đã quyết định đánh dấu chấm hết cho Kira.

Dựa trên kinh nghiệm này, Kirin đang định hướng phát triển dây chuyền sản phẩm đáp ứng được hai yếu tố: tối ưu hóa và mang tính mới mẻ cho dòng sản phẩm mới. Do đó, Ice+ sẽ là sản phẩm "chủ chốt" Kirin muốn đẩy mạnh trên thị trường.

Thị trường tăng trưởng chóng mặt

Theo thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, trung bình mỗi người Việt Nam mới chỉ uống khoảng 3 lít nước giải khát đóng chai không cồn/năm, trong khi mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm. Còn theo kết quả điều tra của Kirin, thị trường nước giải khát Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, đạt mức hai con số mỗi năm.

Trên thị trường có 7 dòng sản phẩm chính, gồm: nước ngọt có gas, trà xanh, nước tinh khiết, nước uống thể thao, nước tăng lực, nước ép trái cây và sữa uống liền. Trong đó, ngoại trừ nước ép trái cây và sữa uống liền, 5 dòng sản phẩm còn lại đều có tính năng giải khát, chiếm khoảng 90% thị phần.

Nuoc giai khat buoc vao cuoc chien 'mot mat mot con' hinh anh 2

Tạm thời Tân Hiệp Phát vẫn đang đứng đầu thị trường nước giải khát đóng chai, không gas

Thống kê của Nielsen trong năm 2011 cho thấy, doanh thu của ngành hàng nước giải khát cao hơn 5% về doanh số và 17% về doanh thu so với năm 2010. Mức tăng trưởng này không làm hài lòng các nhà sản xuất vì họ đặt kỳ vọng khá cao ở ngành hàng khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng hơn 20% trong năm trước đó.

Tuy nhiên, đã có sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường từ đầu năm đến nay. Nhiều nhóm hàng trong ngành nước giải khát không gas có doanh số tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012. Đặc biệt, hai ngành hàng nước tăng lực và nước uống đóng chai đã tăng lần lượt là 27% và 23%.

Nguồn tham khảo: 

https://www.facebook.com/tranngocbichceo/posts/925892664263732


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...