Thứ Ba

Lợn Trung Quốc bắt đầu lác đác tràn sang Việt Nam, tới đây sẽ ra sao?

Trước thông tin lợn Trung Quốc tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, PV NNVN đã khảo sát thực tế một số tuyến đường mòn, lối mở biên giới tỉnh Lạng Sơn, giáp ranh những vùng chăn nuôi lớn bên nước bạn.
Bước đầu xác nhận có tình trạng lợn ngoại đang tìm cách "vượt biên" về Việt Nam, song lẻ tẻ, chứ không rầm rộ. Tuy nhiên, diễn biến thời gian tới không biết sẽ ra sao?
Trung Quốc về cơ bản tự túc được thịt lợn
Như NNVN từng có bài viết "Bình tĩnh để tránh bị hớ trong đàm phán xuất khẩu thịt lợn", sau khi trong nước xảy ra cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2016 - 2017 khiến ngành chăn nuôi lợn lao đao, phá sản, các đoàn chức năng của Việt Nam liền sang Trung Quốc đàm phán để tìm đường XK chính ngạch thịt lợn. Bài đăng trên NNVN đã cảnh báo cần bình tĩnh để việc đàm phán tránh bị hớ.
Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn bắt giữ lô lợn hơi nhập lậu từ Trung Quốc
Bởi với một đất nước có truyền thống làm cái gì cũng phải quy mô lớn, rất có thể khi việc đàm phán thành công thì thay vì chúng ta bán được lợn sang thì ngược lại, Trung Quốc sẽ bán cả lợn, gà sang ta. Nay thực tế diễn ra đúng như vậy, Trung Quốc hiện đã hội tụ đủ quy mô, số lượng, giá thành để bán cả gà giống, gà thịt và nay là lợn hơi sang Việt Nam, một sản phẩm thế mạnh trước đây vốn chỉ có ta xuất sang họ.
Sở dĩ Trung Quốc từng bị thiếu hụt thịt lợn trầm trọng do họ thay đổi chính sách về môi trường trong chăn nuôi. Theo đó, những trang trại ô nhiễm, nằm gần các thành phố lớn bị buộc phải đóng cửa, hoặc di chuyển nếu không sẽ gánh chịu mức xử phạt rất cao. Bên cạnh đó, những năm 2013 - 2015, Trung Quốc liên tiếp thiên tai lũ lụt và những trận rét kỷ lục khiến một số vùng chăn nuôi lợn thất bát, dẫn đến việc thiếu hụt lợn cục bộ từ cuối 2014 đến đầu năm 2016.
Sau khi thực hiện cuộc đại dịch chuyển vùng chăn nuôi lợn về phía Nam, cộng với ứng dụng giống, công nghệ mới, hiện đại trong chăn nuôi lợn trên thế giới vào sản xuất, chỉ trong vòng vài năm Trung Quốc đã cơ bản tự chủ được phần lớn thịt lợn. Đặc biệt, rất có thể trong tương lai không xa họ sẽ XK thịt lợn sang các nước khác nên ngành chăn nuôi lợn nước ta cần những chính sách điều chỉnh phù hợp.
Cuộc đổ bộ theo chiều ngược lại
Quay trở lại câu chuyện gần đây Lạng Sơn đã bắt giữ được một số vụ vận chuyển lợn nhập lậu từ Trung Quốc. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ đầu năm đến nay, đã phát hiện một vài vụ vận chuyển lợn sang Việt Nam qua lối mở khu vực cửa khẩu Bắc Xa (huyện Đình Lập).
Ảnh: N.H
Theo Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Văn Trường, từ giữa tháng 6/2018, BCĐ 389 tỉnh đã có văn bản tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn thịt nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đơn vị đã huy động lực lượng, tổ chức các chốt chặn tại các vị trí trọng yếu để kịp thời phát hiện và ngăn chặn.
Kết quả, rạng sang 1/7/2018, Đội QLTT số 12 phối hợp với Công an huyện Đình Lập, Đồn Biên phòng Bắc Xa kiểm tra 2 xe ô tô có biển kiểm soát tại khu vực Lạng Sơn đang vận chuyển lợn hơi nhập lậu từ hướng biên giới xã Bắc Xa qua địa bàn huyện Đình Lập về các tỉnh tiêu thụ.
Kiểm tra thực tế trên 2 xe ô tô có vận chuyển gồm 18 con lợn thịt, chủ hàng là ông Lộc Văn Xuân, địa chỉ: Thôn Nà Táng, xã Bính Xã, huyện Đình Lập và ông Trần Văn Hải địa chỉ: khu Hòa Bình 1, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc NK lợn hợp pháp, giấy chứng nhận kiểm dịch của lô hàng trên.
Toàn bộ số lợn sống trên được mua của một số người dân Trung Quốc, sau đó vận chuyển qua các đường mòn biên giới vận chuyển vào sâu trong nội địa bán kiếm lời. Đội QLTT số 12 xử phạt hai ông Lộc Văn Quân, Trần Văn Hải 60.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ số lợn nhập lậu là 3.040 kg, trị giá 100 triệu đồng, đồng thời chuyển giao cho cơ quan thú y tiêu hủy số lợn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...