Thứ Ba

Bán hàng Nhật không hiệu qu��, Aeon tăng cường các sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam

Những Tập đoàn lớn như Aeon dần nhận ra việc đơn thuần chỉ nhập các sản phẩm từ Nhật Bản về bán sẽ không đem lại hiệu quả cao, họ cần thiết kế được các sản phẩm riêng, phù hợp với thị yếu của khách hàng địa phương để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong nước.
Nhà bán lẻ Nhật Bản Aeon đang tận dụng lợi thế thương mại tự do tại Đông Nam Á để bán các thương hiệu tư nhân nổi tiếng và giá cả phải chăng tại các nước như Việt Nam.
Dẫn đầu chiến lược này là trung tâm thương mại Tân Phú Celadon của Aeon tại TP HCM, khai trương từ năm 2014. Trung tâm này bán các bộ quần áo sơ mi màu sắc rực rỡ mang phong cách Việt Nam, giá bán chỉ khoảng 149.000 đồng/chiếc, thấp hơn nhiều so với các thương hiệu nổi tiếng.
Giorno Mimosa, một cửa hàng thuộc sở hữu của Aeon, nhãn hiệu dành riêng cho Việt Nam đang sở hữu hơn 100 mặt hàng từ quần áo, giày dép, túi xách và ví.
Mặc dù các cửa hàng được ra mắt từ năm 2016, được xây dựng theo tiêu chuẩn và quảng cáo chất lượng Nhật Bản, sản phẩm được gia công bởi các công ty địa phương. Doanh thu của cửa hàng này dự kiến sẽ tăng 50% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2.
"Chúng tôi đã tăng doanh thu được 60% bằng cách tập trung vào văn hóa và thị hiếu của người Việt Nam", ông Yasuo Nishitoghe – Tổng giám đốc Aeon Việt Nam cho biết.
Và thực tế chiến lược này đã đưa ra được nhiều sản phẩm được ưa chuộng, công ty cũng đang có kế hoạch mở thêm nhiều cửa hàng có khả năng cung cấp các sản phẩm này.
Aeon lần đầu tung thương hiệu riêng tại Malaysia vào những năm 1990, trước khi mở rộng sang Thái Lan và Việt Nam vào năm 2016. Hiện tại, số lượng mặt hàng cung cấp tại 3 quốc gia nói trên là 3.000 sản phẩm, gấp đôi so với 3 năm trước.
Tăng trưởng tại nước ngoài từ lâu đã trở thành vấn đề đối với Aeon khi công ty này xâm nhập vào các thị trường mới, trưởng thành hơn. Công ty có trụ sở tại Chiba, mở chi nhánh đầu tiên tại Malaysia năm 1985, sau đó mở rộng sang Trung Quốc vào năm 1996 và vấp phải làn sóng chống Nhật.
Aeon hiện đang tập trung vào các quốc gia khu vực Mekong như Thái Lan và Việt Nam. Công ty này hiện có tới 191 địa điểm kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á, doanh thu đạt 335 tỷ Yên (3 tỷ USD) cao hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc.
Bốn địa điểm bán lẻ Aeon Mall được mở tại Việt Nam từ năm 2014, kế hoạch trong tương lai lên đến 20. Công ty cũng đã mở siêu thị thứ 2 tại thủ đo Phnom Penh của Campuchia vào tháng 6, đây cũng là cửa hàng lớn nhất Đông Nam Á.
ban hang nhat khong hieu qua aeon tang cuong cac san pham danh rieng cho thi truong viet nam
Một trong những sản phẩm của Aeon mang phong cách Việt Nam
Sự chuyển hướng của Aeon sang các thương hiệu địa phương bắt nguồn từ việc thất bại của các mặt hàng từ Nhật Bản. Những mặt hàng chất lượng cao được ra mắt năm 2016, nhưng có đến một nửa không bán được hàng do nhu cầu yếu. Aeon nhận ra rằng, người Việt Nam sẽ không đơn giản mua hàng Nhật Bản vì cảm giác tốt đề đất nước này.
Mức thuế quan trong khu vực Đông Nam Á đã được hạ xuống mức gần như bằng không, Aeon cho biết sẽ tận dụng lợi thế này bằng việc phát triển 20 sản phẩm có thể bán qua các quốc gia.
Aeon Mall Bình Tân - TP HCM
Nhóm bán lẻ sẽ tập trung phát triển sản phẩm nhãn hiệu riêng cho từng quốc gia như thực phẩm đông lạnh và thực phẩm thú cưng tại Thái Lan; các sản phẩm cao su tại Malaysia và quần áo giày dép tại Việt Nam. Công ty cũng đặt nền tảng để có thể xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác trong khu vực.
Thương hiệu tư nhân là một trong những chìa khóa cho sự thành công của các công ty Nhật Bản. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1974, các sản phẩm ngày nay đã thu về 700 tỷ Yên doanh thu hàng năm, hơn 10% doanh thu bán lẻ của các công ty nội địa. Aeon đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu tại thị trường Đông Nam Á, dự kiến 1.200 tỷ Yên vào năm 2019.
Tuy nhiên để thực hiện kế hoạch này sẽ không hề đơn giản, Aeon đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp địa phương, đây mới chính là những kẻ dẫn đầu về các thương hiệu tư nhân, nhằm thu hút tầng lớp trung lưu đang phát triển.
Tại chuỗi siêu thị Co.opmart Việt Nam, 10% sản phẩm là thương hiệu tư nhân. Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi do Tập đoàn Vingroup điều hành cũng bán nhiều loại rau, bữa ăn hàng ngày tự sản xuất, mặc dù tỷ lệ chưa được tiết lộ.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven ở Thái Lan do CP Group và Indomaret tại Indonesia quản lý cũng có nhiều sản phẩm và món ăn mang thương hiệu riêng.
Tuy nhiên số lượng thương hiệu riêng của các công ty nước ngoài đang là không nhiều, chỉ 1% tất cả các mặt hàng tại 35 siêu thị Big C tại Việt Nam là do Central Group sản xuất, trong khi đó tại chuỗi siêu thị Lotte Mart tỷ lệ này là 3% từ Tập đoàn Hàn Quốc.
Tiềm năng của các thương hiệu tư nhân đang được công nhận, tuy nhiên một chuỗi cửa hàng có thể mất uy tín khi một vài sản phẩm không đủ tiêu chuẩn được cố gắng đưa lên kệ bán. Các công ty nước ngoài như là Aeon sẽ phải cân bằng giữa các sản phẩm thương hiệu mạnh, chất lượng vượt trội với giá thành để có thể cạnh tranh được với các đối thủ địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...