Ngành chăn nuôi tỉnh Bạc Liêu đang khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định tái đàn lợn, nhất là ồ ạt tái đàn khi giá lợn đang tăng mạnh gần đây.
Khuyến cáo người dân thận trọng khi tái đàn lợn. Ảnh: TTXVN
Ngành chăn nuôi tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người dân không sản xuất chạy theo giá cả thị trường, ngoài quy hoạch, không đảm bảo nguồn giống, chuồng trại, kỹ thuật, điều kiện môi trường.
Tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi tập quán chăn nuôi trong dân, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa sản phẩm lợn trên thị trường.
Theo đó, tỉnh Bạc Liêu quy hoạch vùng chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, chủ yếu tiểu vùng giữ ngọt ổn định của tỉnh gồm: Huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai. Đồng thời, "cải thiện" đàn lợn giống, ưu tiên phát triển các giống lợn nhập nội như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain,… và lợn lai 3 - 5 máu ngoại.
Ngoài ra, hạn chế nuôi các giống lợn truyền thống Việt Nam rất nhiều mỡ, sinh trưởng chậm, hiệu quả kinh tế thấp, không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế.
Theo đó, tỉnh Bạc Liêu quy hoạch vùng chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, chủ yếu tiểu vùng giữ ngọt ổn định của tỉnh gồm: Huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai. Đồng thời, "cải thiện" đàn lợn giống, ưu tiên phát triển các giống lợn nhập nội như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain,… và lợn lai 3 - 5 máu ngoại.
Ngoài ra, hạn chế nuôi các giống lợn truyền thống Việt Nam rất nhiều mỡ, sinh trưởng chậm, hiệu quả kinh tế thấp, không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế.
Mục tiêu tăng tổng đàn các giống lợn trên lên 300.000 con vào năm 2020, và 400.000 con vào năm 2030; tỷ lệ lợn nái, lợn nọc và nuôi thịt tăng lên 90% vào năm 2020 và đạt 100% máu ngoại vào năm 2030.
Tỉnh Bạc Liêu đang từng bước chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp, hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư.
Tỉnh Bạc Liêu đang từng bước chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp, hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư.
Bên cạnh đó, xác định quy mô trang trại phù hợp với từng loại vật nuôi, từng tiểu vùng sinh thái, nhất là chăn nuôi lợn, gia cầm và gây nuôi động vật hoang dã.
Tỉnh cũng khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị; hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành chăn nuôi.
Tỉnh Bạc Liêu cũng xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng con giống, hướng dẫn nông dân chăn nuôi theo hướng VietGAP. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí giá thành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tỉnh cũng khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị; hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành chăn nuôi.
Tỉnh Bạc Liêu cũng xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng con giống, hướng dẫn nông dân chăn nuôi theo hướng VietGAP. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí giá thành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi đối với phương thức nuôi lợn trang trại đạt từ 30 - 40% năm 2020 và đạt trên 60% vào năm 2030.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, khoảng một tháng qua giá lợn hơi trên thị trường tăng mạnh trở lại. Hiện tại, lợn hơi trên địa bàn có giá hơn 51.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán 2018.
Xem chi tiết Ngành chăn nuôi lợn tại đây !
Với giá lợn như hiện nay, người nuôi lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/con lợn. Tuy nhiên, ngành chức năng khuyến cáo bà con không nên ồ ạt tái đàn, tránh trình trạng cung vượt cầu và lợn hơi lại rớt giá. Đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi chăm sóc tốt đàn lợn, tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn nhằm tránh các loại dịch bệnh.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, khoảng một tháng qua giá lợn hơi trên thị trường tăng mạnh trở lại. Hiện tại, lợn hơi trên địa bàn có giá hơn 51.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán 2018.
Xem chi tiết Ngành chăn nuôi lợn tại đây !
Với giá lợn như hiện nay, người nuôi lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/con lợn. Tuy nhiên, ngành chức năng khuyến cáo bà con không nên ồ ạt tái đàn, tránh trình trạng cung vượt cầu và lợn hơi lại rớt giá. Đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi chăm sóc tốt đàn lợn, tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn nhằm tránh các loại dịch bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét