Thứ Ba

Mổ xẻ chuyện xuất khẩu g��o “lột xác”

Hiều năm liền, xuất khẩu (XK) gạo quen thuộc với điệp khúc "lượng nhiều, giá trị thấp", lép vế rõ rệt trước những đối thủ nặng ký như Thái Lan, Ấn Độ. Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, XK gạo ghi nhận sự "lột xác" rõ rệt khi giá trị XK liên tục tăng với mức giá XK, vượt mặt gạo Thái Lan, Ấn Độ cùng loại.
Cơ cấu XK gạo Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực. Ảnh: ST.
Cơ cấu XK gạo Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực. Ảnh: ST.
Giá trị xuất khẩu tăng 42%
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT, nửa đầu năm, gạo là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị XK tăng mạnh nhất với tổng giá trị XK đạt l,81 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cập nhật trong 5 tháng đầu năm cho thấy: Trung Quốc vẫn là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam với 30% thị phần. Về mặt giá cả, trong tháng 6, giá gạo XK của các nước lớn đều giảm so với tháng trước do nhu cầu NK từ các thị trường chính như Indonesia, Philippines, châu Phi, Bangladesh đều giảm. Ngoài ra, nguồn cung trong nước tại các quốc gia này đang tăng nhanh cũng khiến cho giá XK giảm. Mặc dù vậy, điểm đáng chú ý là, trong xu thế giá giảm song giá gạo trắng 5% tấm XK của Việt Nam vẫn đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và Thái Lan. Cụ thể, giá gạo XK cùng loại của Ấn Độ chỉ đạt 410 USD/tấn và của Thái Lan đạt 435 USD/tấn.
Nhìn nhận về "bức tranh" XK gạo của Việt Nam nửa đầu năm, TS.Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá, chưa bao giờ gạo Việt được đón nhận đến thế khi XK tăng trưởng mạnh cả về khối lượng lẫn giá trị. Điều này là bởi nhu cầu NK gạo ở một số nước tăng cao, điển hình là tại thị trường Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. "Theo thống kê, mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ tới 140 triệu tấn lúa gạo. Đây là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh XK vào thị trường này. Ngoài ra, Việt Nam đã có một vụ lúa Đông Xuân 2017- 2018 khá thắng lợi cả về sản lượng lẫn cơ cấu giống, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ XK", TS. Trần Ngọc Thạch nói.
Liên quan tới vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân bổ sung: Ngành lúa gạo Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực. Cơ cấu gạo đã chuyển dịch theo hướng tăng phân khúc gạo chất lượng cao, giảm phân khúc gạo chất lượng trung bình và thấp. Nhờ vậy, từ cuối năm 2017 đến nay, giá gạo XK của Việt Nam liên tục tăng trưởng. Hiện, mức giá đã hơn các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ từ 50 - 100 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 3 tỷ USD
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nguồn cung gạo toàn cầu niên vụ 2018-2019 sẽ tăng 1,3% lên mức kỷ lục đạt 633 triệu tấn. Trong khi đó, tồn trữ gạo thế giới cuối vụ dự kiến đạt 144,7 triệu tấn, tăng 900.000 tấn so với vụ 2017-2018. Nhiều nước dự báo tăng sản lượng như Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Madagascar, Sri Lanka, Tanzania, Thái Lan, Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines. Bởi vậy, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá, XK gạo trong nửa cuối năm có thể sẽ gặp khó khăn do giá được dự báo sẽ giảm tiếp khi nguồn cung được bổ sung từ các nước.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nêu quan điểm: Nửa cuối năm, thị trường XK gạo sẽ tiếp tục ổn định. Dự báo, XK gạo sẽ đạt sản lượng trên 6 triệu tấn và giá trị trên 3 tỷ USD. Còn theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn: Năm nay, XK gạo hướng tới mục tiêu đạt 6,5 triệu tấn. Cơ cấu gạo XK chủ yếu là gạo chất lượng tốt. Về lâu dài, con đường XK gạo tiếp tục kiên trì là nâng cao chất lượng. Sau khi đã có chất lượng đảm bảo, vấn đề cần đẩy mạnh tiếp theo chính là thương hiệu.
Đánh giá cơ cấu giống lúa gạo thời gian qua đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, tạo động lực cho XK khởi sắc, ông Lê Thanh Tùng, Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam, Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT nêu rõ: Hiện, trong cơ cấu giống, các loại gạo chất lượng cao đang chiếm ưu thế với tỷ lệ lên đến 32%; gạo thơm khoảng 25%; gạo nếp chiếm 15%; gạo chất lượng trung bình 24%; còn lại là các loại gạo khác. Điều này khá phù hợp với cơ cấu gạo XK mà FTA đưa ra là 32% sản lượng gạo XK là gạo chất lượng cao; 30% là gạo thơm, gạo nếp; gạo Japonica (Nhật) chiếm 23%; 5% còn lại là gạo có phẩm cấp trung bình. Ông Tùng nhấn mạnh: Để giữ vững các thành quả đạt được, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương tiếp tục tăng diện tích các giống lúa đang được coi là có lợi thế XK của Việt Nam như giống lúa thơm, lúa chất lượng cao. Đối với giống lúa nếp, các địa phương chỉ nên giữ ổn định tỷ lệ giống vì thị trường vốn đã ổn định và khá hạn hẹp (chủ yếu là thị trường Trung Quốc). Với loại gạo Japonica, diện tích gieo trồng có thể tăng lên vì triển vọng thị trường đang tốt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

  Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. CT...